BỘ
CÂU HỎI &TRẢ LỜI THẮC MẮC CỦA SINH VIÊN KHOA XÂY DỰNG
Câu 1: Lợi thế của sinh viên Xây dựng sau khi tốt nghiệp đi
làm?
Trả lời:
-
Chuẩn
đầu vào của khoa Xây dựng cao .
-
Giảng
viên có trình độ cao và được đào tạo ở nước ngoài. Các Giảng viên ngoài kiến thức
chuyên môn còn giỏi kiến thức thực tế và nghiên cứu.
-
Chương
trình đào tạo theo định hướng công nghệ (Hướng nhu cầu của Doanh nghiệp).
-
Cơ
sở vật chất: Đầu tư theo thực tiễn và tạo điều kiện cho sinh viên học tập
nghiên cứu.
-
Mạng
lưới kết nối với các Doanh nghiệp và cựu sinh viên rất tốt.
-
Đây
là những yếu tố mà các Doanh nghiệp đang đánh giá cao về sinh viên của Khoa. Một
số doanh nghiệp còn đang cần các bạn sinh viên thực tập và làm việc bán thời
gian. Phần lớn sinh viên khoa Xây dựng đều có việc làm ngay sau tốt nghiệp, thậm
chí có việc làm khi chưa tốt nghiệp. Nhưng để thỏa mãn yêu cầu công việc của
mình như lương cao, làm cho những tập đoàn quốc tế… thì bản thân các bạn là người
quyết định. Mà để làm được điều đó thì các bạn phải học tập nâng cao trình độ,
nhất là ngoại ngữ và các kỹ năng mềm. Điểm xuất phát ở nhà trường là như nhau
phần còn lại là ngoại ngữ và kỹ năng mềm quyết định thành công của bạn.
Câu
2: Học phần lãnh đạo
kinh doanh trong kĩ thuật là như thế nào?
Trả lời:
Đây là học phần do Đoàn thanh niên tổ chức, hiện nay nhà trường có rất
nhiều hướng dẫn cũng như là quy định những hoạt động mà có điểm trong
HPLDKDTKT. Cụ thể một số hoạt động như sau:
+ Tham gia hội thảo, lớp tập huấn kỹ năng,...Khi bạn tham gia sẽ tính điểm
vào HPLDKDTKT.
+ Tham gia các hoạt động cộng đồng: tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện,...
+ Tham gia các sân chơi, cuộc thi học thuật: khoa Xây dựng hằng năm có
nhiều sân chơi, cuộc thi học thuật các bạn có thể tham gia. Khi các bạn tham
gia sẽ có chứng nhận lấy điểm trong HPLDKDTKT.
HPLDKDTKT các bạn lưu ý đăng kí cũng như theo dõi kết quả trên trang
hoatdongngoaikhoa.hcmute.edu.vn. Ngoài ra, học phần này nhà trường còn lấy điểm
bảo vệ đồ án tốt nghiệp, sau khi các bạn bảo vệ đồ án tốt nghiệp xong bảng điểm
sẽ được gửi cho Đoàn trường để chấm điểm HPLDKDTKT. Học phần này chúng ta không
bị mất tiền đóng học phí, không tính điểm trung bình tích lũy, không tính đậu
hay rớt mà chỉ tính đủ hay không đủ, không được thay thế học phần này bằng bất
kỳ hình thức nào khác. Nghĩa là Đoàn trường xác nhận các bạn đã hoàn thành xong
HPLDKDTKT thì bạn mới đủ điều kiện để tốt nghiệp.
Câu 3: Khoa có tổ chức rất nhiều cuộc thi nghiên cứu học thuật
cho sinh viên, em có nguyện vọng muốn tham gia nhưng không đủ khả năng và không
biết nhờ giảng viên nào hướng dẫn?
Trả lời: Hiện
tại khoa đang có 6 cuộc
thi học thuật lớn cho sinh viên trong 1 năm học. Các cuộc thi này đều là các
sân chơi lớn và bổ ích cho các bạn sinh viên, giúp các bạn củng cố kiến thức,
cũng như ứng dụng kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. Qua đây các bạn có thể
học tập, trao đổi kiến thức và học cách làm việc theo nhóm, rất hoan nghênh và
khuyến khích các bạn tham gia. Nếu các bạn muốn tham gia mà chưa chọn được nhóm
đội cho mình hoặc chưa định hướng được mình làm gì thì có thể liên hệ với các
thầy Trưởng Bộ môn hoặc có thể lên gặp trực tiếp các thầy BCN khoa để được tư vấn,
hướng dẫn.
Câu 4: Em là sinh viên
năm 3. Hiện tại, em đã hoàn thành xong Anh văn đầu ra và em cần lời khuyên về
ngoại ngữ là ngoài tiếng Anh ra thì em cần bổ sung thêm ngôn ngữ nước nào để phục
vụ cho ngành xây dựng dân dụng mà em đang theo học nói riêng và toàn bộ các
ngành trong xây dựng nói chung?
Trả lời: Tiếng Anh hiện nay là ngôn
ngữ quốc tế, do đó việc học tốt tiếng Anh là một lợi thế. Ngoài ngôn ngữ tiếng
Anh, các bạn có thể học thêm ngôn ngữ mà bạn yêu thích để biết thêm về văn hóa
của nước đó và cơ hội làm việc liên quan đến nước đó sau này. Tiếng Nhật hay tiếng
Trung sẽ là một lựa chọn tốt vì sự gần gũi về văn hóa, địa lý và đặc biệt hiện
nay các nước này đầu tư vào Việt Nam rất nhiều.
Câu 5: Chuyên đề doanh nghiệp là như thế nào?
Trả lời: Mỗi khóa học sẽ có 6 bài thu hoạch
(nghĩa là có 6 cột điểm, sẽ có kiểm tra đánh giá lấy điểm trung bình).
Mỗi nhóm lớp sẽ có 1 giảng viên quản lý môn Chuyên đề doanh nghiệp từ đầu năm 1
cho đến hết khóa học. Các bạn sinh viên có vấn đề gì thì có thể trao đổi trực
tiếp với các thầy cô
quản lý môn Chuyên đề doanh nghiệp đã được phân công. Trường hợp đặc biệt có thể liên hệ giáo viên quản lý xin
học bổ sung chuyên đề để có thể hoàn thành khóa học của mình
( Thông báo quy định về chuyên đề doanh nghiệp: https://fce.hcmute.edu.vn/ArticleId/ee31c348-52a8-42de-901f-b19b985c1e5c/quy-trinh-thuc-hien-mon-hoc-chuyen-de-doanh-nghiep
Câu
6: Vị trí ứng tuyển việc làm của sinh viên ngành Quản lí và vận hành hạ tầng
sau khi ra trường là gì?
Trả
lời: Các bạn có thể làm ở các bộ phận liên
quan đến quản lý vận hành hạ tầng như hệ thống metro, hệ thống hầm, hệ thống cầu,
công trình hạ tầng… Nói chung là hiện tại cơ hội việc làm của ngành này rất nhiều,
các bạn có nhiều sự lựa chọn việc làm sau khi ra trường.
Câu
7: Phát triển bản thân như thế nào và cần có kỹ năng gì để ra trường?
Trả
lời: Các
kỹ năng mềm cần thiết như là thuyết trình, báo cáo, làm việc nhóm, kỹ năng về
tin học để giúp đỡ hỗ trợ các bạn làm đồ án. Các bạn nên tham gia các hoạt động
phong trào của Đoàn-Hội để tăng khả năng giao tiếp, làm việc...của các bạn sau
này và còn nhiều các kỹ năng khác mà các bạn cần phải trau dồi học tập. Tuy nhiên,
việc tự học và học suốt đời cũng là cần thiết để phát triển bản thân.
Câu
8: Môi trường nào để làm việc và phát triển kỹ năng mềm của bản thân, những việc
cần làm để trao dồi kỹ năng mềm ?
Trả
lời: Các
môi trường làm việc thuần túy đều mang lại giá trị nhất định trong phát triển kỹ
năng. Hiện nay, các em là sinh viên thì nên tham gia vào các hoạt động tập thể
như hoạt động Đoàn hội, hoạt động phong trào của Nhà trường sẽ là cơ hội tốt để phát triển kỹ năng mềm. Ngoài ra, các em có thể tham gia các câu lạc bộ trong và ngoài trường.
Câu
9: Em là sinh viên ngành CNKT CTXD, cho em hỏi khi nào thì em mới có thể chọn
chuyên ngành mà em thích và em có thể chọn nhiều cái không hay chỉ là 1 ngành
chuyên sâu thôi ạ?
Trả
lời: Trong HK5 sinh viên có thể bắt đầu học
các môn học chuyên ngành tự chọn. Nhưng do một số các môn học chuyên ngành tự
chọn có liên quan đến kiến thức các môn học khác (môn học trước, môn học song
song) nên khi đăng ký sinh viên cần chú ý vấn đề này. Nếu đăng ký các môn học
chuyên ngành tự chọn ở HK5 thì nên đăng ký 01 trong 04 môn: Xây dựng bền vững
hoặc Cấp thoát nước hoặc Thiết kế kết cấu BTCT theo ACI&EUROCODE hoặc Thiết
kế kết cấu bê tông cốt sợi (nhóm kiến thức chuyên ngành).
Câu
10: Môn nào trong 4 năm đại học là chuyên ngành và cần để lấy điểm cao trong
ngành CNKT CTXD ạ?
Trả
lời: Có rất nhiều môn học chuyên ngành trong
CTĐT, để lấy điểm cao thì các bạn phải học chăm chỉ và không được vắng mặt trên
lớp. Sẽ không có môn nào là quá khó đối với các bạn, điểm cao hay không thì tùy
thuộc vào bản thân chúng ta, nếu chăm chỉ học và làm bài đầy đủ thì đảm bảo điểm
của các bạn sẽ cao.
Câu
11: Những
bạn không học giỏi có cơ hội việc làm tốt hay không?
Trả
lời: Khẳng định là có cơ hội việc làm như các
bạn khác, người giỏi được ví von như là người mặc một chiếc áo đẹp, là người có
tố chất tốt, nhưng khi doanh nghiệp nhìn vào sinh viên thì họ sẽ nhìn qua các
khía cạnh khác nhau. Nhưng để phát triển về lâu dài thì chúng ta cần phải phấn
đấu không ngừng nghỉ. Theo khảo sát hằng năm số lượng sinh viên ra trường,thấy
rằng các bạn học không được giỏi nhưng kỹ năng tốt thì sẽ thành công nhiều hơn.
Vậy thì kỹ năng đó ở đâu? Khuyên là các bạn nên tham gia vào công tác Đoàn-Hội,
các bạn sẽ có những kỹ năng không dễ có được. Khi làm cho công ty lựa chọn đầu
tiên của họ chắc là người học giỏi, nhưng để thăng tiến xa thì sự lựa chọn hàng
đầu là người có kỹ năng tốt. Do đó các bạn cần sắp xếp thời gian học cho cân bằng. Ngày xưa có những anh chị học không được bằng
giỏi nhưng họ rất giỏi công tác Đoàn-Hội và giờ họ là những người thành công
trong xã hội.
Câu
12: Cho em hỏi là ngoài các công việc chuyên ngành CNKT CTXD thì sau này SV ra
trường có thể lấn sang lĩnh vực kinh tế được không?
Trả
lời: Ngoài kiến thức chuyên ngành đã chọn làm
nền tảng cho việc làm, sau này nếu có điều kiện thì các bạn nên học hỏi thêm để
mở rộng chuyên môn sang các lĩnh vực khác. Trước khi lấn sân sang lĩnh vực khác
thì cần trau dồi học hỏi thường xuyên các lĩnh vực mà bạn quan tâm. Các bạn nên
nhớ rằng: khi đi học nếu không đạt 01 môn học thì phải đóng tiền học lại nhưng
khi làm kinh tế nếu thất bại thì sẽ trả giá rất nhiều.
Câu
13: Em muốn hỏi là năm 3 chúng em sẽ cần trang bị cho bản thân những gì để trở
thành một kĩ sư giỏi ạ?
Trả
lời: Chào
bạn, bắt đầu năm 3 các bạn sẽ học các môn học cốt lõi của ngành. Vì vậy, để học được tốt các bạn có sự
chuẩn bị nghiêm túc. Các bạn nên hoàn thành khối kiến thức giáo dục đại cương trong
năm 2, để có nhiều thời gian tập trung cho năm 3 nhưng cũng không quên học Anh
văn để đủ yêu cầu về chuẩn kiến thức Anh văn cũng như tổng số
tín chỉ để xét làm Khóa luận tốt nghiệp sau này .
Câu
14: Trường có sắp xếp cho sinh viên các ngành kiến trúc và kiến trúc nội thất
đi tham quan không và nếu có sẽ tiến hành như thế nào ạ?
Trả
lời: Môi
trường học tập của sinh viên kiến trúc và kiến trúc nội thất là như nhau: đều
đi tham quan thực tế như nhau, đều làm các công việc liên quan đến chuyên
ngành,...Nói chung ngành KTNT và KT được xem như là 1 ngành, đều bình đẳng nhau
về học tập, việc làm, cơ sở vật chất,...
Khi có chuyến tham quan, thì thầy cô trưởng ngành sẽ thông báo đến các bạn, sau
đó mở link cho các bạn đăng kí. Khoa ta luôn đề cao các hoạt động thực tế nên
các bạn không cần lo lắng.
Câu
15: Học kiến trúc nội thất có cần học thêm xây dựng không ạ?
Trả
lời: Chương trình học của sinh viên kiến trúc
nội thất khá là nặng, nếu có đam mê về
xây dựng thì các bạn có thể theo học thêm các chuyên ngành về xây dựng. Tuy
nhiên, các bạn nên chú trọng vào chuyên ngành mà các bạn đam mê, để có thể tạo
ra những công trình tuyệt vời.
Câu
16: Em muốn biết ngành
QLXD ra
trường làm gì,
và chương trình học sẽ học
những môn gì?
Trả
lời: Ngành QLXD ra trường có thể làm ở nhiều vị
trí. Các bạn sẽ làm ở văn phòng là nhiều, hoặc có thể ra công trường. Các công
việc cụ thể như là chuyên viên đấu thầu, dự toán,… Nếu các bạn nắm rõ chuyên
môn thì sẽ không sợ thiếu việc làm cũng như là môi trường làm việc. Cũng giống
nhiều ngành khác, đầu tiên các bạn cần phải chăm chỉ, tiếp đó là hoàn thành các
môn đại cương, chính trị, rồi dần đi sâu vào các môn chuyên ngành. Và cần học tốt
các phần mềm như là các phần mềm về phân tích kết cấu, MS Project, phần mềm lập
dự toán, BIM.
Câu
17: Học bổng khuyến khích học tập có trong cả 2 học kì đúng không, hay chỉ mỗi
Hk1?
Trả
lời: Học bổng khuyến khích học tập cả học kì 1
lẫn học kì 2 đều có, tuy nhiên số lượng thì không nhiều. Do đó, các bạn nếu có
mục tiêu lấy học bổng thì cần phải chăm chỉ học tập, ngoài điểm học tập ra, các
bạn còn cần tham gia các hoạt động ngoại khóa để tích đủ điểm rèn luyện, đủ điều
kiện để xét học bổng.
Câu
18: Về vấn đề nghĩa vụ quân sự.
Trả
lời: Thời gian đi NVQS không tính vào thời
gian đào tạo, do đó khi đi quân sự thì bạn phải thông báo cho trường, trường sẽ
cho bạn dừng lại việc học, sau khi bạn đi NVQS về sẽ tiếp tục việc học của
mình.
Câu
19: Cách học tốt môn chuyên ngành như là Cơ học cơ sở, Sức bền vật liệu, Cơ học
kết cấu,…
Trả
lời: Cách học tốt nhất đó chính là phải làm
bài tập thật nhiều. Do đây là các môn đòi hỏi tính toán rất nhiều nên các bạn
phải thường xuyên luyện tập bài tập để nâng cao khả năng của mình. Chỉ khi bạn
làm nhiều thì các dạng bài bạn đã nắm chắc lúc đó sẽ thấy môn này không có gì
khó. Các bạn nên có nhóm bạn học tập chung như vậy sẽ dẫn đến hiệu quả cao hơn.
Ở đại học tự học là chính, do đó khi gặp vấn đề nào các bạn nên chủ động trao đổi
với giảng viên với tinh thần thoải mái, thẳng thắng. Như vậy giảng viên sẽ giải
thích gỡ rối cho bạn. Nếu trao đổi rồi và không được giải quyết, bạn có thể trình bày với thầy cô trưởng
bộ môn quản môn học.
Câu
20: Học Kiến trúc có thể làm thêm việc
gì khi còn là sinh viên?
Trả
lời: Đối
với các bạn là sinh viên thì quan trọng nhất vẫn là học tập. Phân chia thời
gian học tập tốt nhất, và nên dành ra thời gian vui chơi để thư giãn đầu óc.
Công việc làm thêm của sinh viên kiến trúc có rất nhiều. Từ năm 1 đến năm 2, thì các bạn
vẫn đang học các môn liên quan đến chuyên ngành nên chưa thể làm các việc liên
quan cụ thể như một KTS được. Các bạn có thể làm các công việc khác như là tư vấn viên ở
khoa, hay hỗ trợ các phòng ban, ở bên ngoài có các công việc bán thời gian,...
Công việc nào cũng được nhưng các bạn phải biết sắp xếp thời gian cho hợp lí. Từ
năm 2 trở đi, các bạn đã có khối lượng chuyên ngành đáng kể, làm đồ án, biết sử
dụng các phần mềm máy tính nên các bạn có thể đăng kí ở các văn phòng thiết kế
làm bán thời gian giống như 1 thực tập sinh để học nghề và các bạn sẽ được trả
lương theo phần việc mình làm. Tuy nhiên phần lương sẽ không cao như một KTS thực
thụ. Sinh viên K18, K19
đang làm việc giống như là 1 KTS, họ cũng dành thời gian để đi học và làm đồ án
tốt nghiệp. Từ năm thứ 3 trở đi, các bạn đã có kinh nghiệm, đã dần quen với môi
trường làm việc chuyên nghiệp, có thể làm mô hình, có thể đứng ra giám sát công
trình, thiết kế thi công, bạn nữ thì có thể làm
việc trong văn phòng. Chúng ta có thể nói
công việc liên quan đến kiến trúc là đa dạng, các bạn nên dành thời gian làm
đúng chuyên ngành từ năm thứ 2 trở đi.
Câu
21: Điều quan trọng của 1 kiến trúc sư bắt buộc nắm rõ để đạt thành công là
gì?
Trả
lời: Thành
công hay không phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta. Thứ nhất đó là nắm rõ kiến
thức chuyên môn. Thứ hai là thành thạo các kỹ năng mềm. Chuyên môn tốt mà kỹ
năng kém thì sẽ
vụt mất cơ hội thành công. Kỹ năng tốt mà chuyên môn kém cũng
không thể phát triển lâu dài được. Do đó chúng ta phải hòa hợp được chuyên môn
và kỹ năng.
Câu
22: Vấn đề thực tập tốt nghiệp?
Trả
lời: Tất
cả các chương trình đào tạo của khoa đều có môn thực tập tốt nghiệp và sẽ thường
rơi vào HK 7. Các em lưu ý 1 điều rằng là thực tập tốt nghiệp được tổ chức 3 đợt
trong 1 năm: tháng 3, tháng 7 và tháng 10 nhưng chủ yếu là vào đợt tháng 7. Khi
tham gia thực tập tốt nghiệp có những lưu ý
các bạn xem trên trang web khoa, mục
liên quan đến thực tập tốt nghiệp có đầy đủ thông tin về thực tập tốt nghiệp;
https://fce.hcmute.edu.vn/ArticleId/361798df-4973-4855-adae-0469f7de381c/cac-mau-don-ve-thuc-tap-tot-nghiep
Trước mỗi đợt thực tập khoảng 1 tháng, các thầy cô quản ngành sẽ gửi thông tin
cho sinh viên đăng kí. Lưu ý rằng môn thực tập tốt nghiệp sẽ tiếp xúc với doanh nghiệp nên cần phải có kiến thức nền tảng
nhất định. Do đó
tùy theo ngành mà sinh viên phải hoàn thành một số môn học. Trưởng ngành kiểm tra
thông tin đăng kí của các bạn, sau đó thầy cô sẽ lọc ra những bạn đủ điều kiện
để tham gia đợt thực tập. Nếu chưa đủ điều kiện các bạn cần cố gắng thêm và
tham gia thực tập ở đợt tiếp theo.
Về công ty thực tập: theo thống nhất của các thầy
cô trong khoa thì các thầy cô mong muốn các bạn chủ động
trong vấn đề học tập kể cả thực tập, nếu các bạn có sự chủ động sẽ tốt cho các
bạn và khi lựa chọn các công ty thực tập sẽ ưu tiên lựa chọn theo nguyện vọng của
các bạn. Nghĩa là các bạn chủ động thông qua các chuyên đề doanh nghiệp, thông
qua các hoạt động kết nối với doanh nghiệp, các anh chị cựu sinh viên, các bạn
thấy những công ty thích hợp để đi thực tập thì bạn có thể đăng kí công ty đó,
thầy cô sẽ ưu tiên phân cho các bạn. Nếu như những bạn không có công ty thực tập
thì khoa và các thầy cô trong khoa sẽ hướng dẫn hỗ trợ công ty cho các bạn. Thầy,
cô quản ngành sẽ có nhiệm vụ phân công công ty cho các bạn. Các bạn sẽ nhận được
thông tin thực tập và giáo viên hướng dẫn của mình. Trong quá trình đi thực tập,
những yêu cầu về an toàn và trang phục bên khoa, GVHD sẽ thông báo, hỗ trợ. Khi
đến công ty thực tập, các bạn sẽ thực tập toàn thời gian và thời gian yêu cầu tối
thiểu là 2 tháng (8 tuần). Dĩ nhiên các bạn có thể tham gia với thời gian nhiều hơn. GVHD, sinh
viên và công ty sẽ có mối liên hệ với nhau, hàng tuần SV phải gửi báo cáo về cho GVHD, nội dung của báo cáo chính
là nội dung việc làm mà công ty giao cho các bạn kèm với các hình ảnh minh họa.
Trước khi đi thực tập, các thầy cô trong khoa và GVHD sẽ gửi thư giới thiệu cho công ty. Sau
khi các bạn thực tập xong 2 tháng sẽ phải làm 1 báo cáo,
mẫu có trên trang web của khoa: https://fce.hcmute.edu.vn/ArticleId/361798df-4973-4855-adae-0469f7de381c/cac-mau-don-ve-thuc-tap-tot-nghiep.
Mục đích của thực
tập tốt nghiệp không chỉ là 1 môn học mà còn là cơ hội để các bạn tiếp xúc với
doanh nghiệp, hỗ trợ việc làm cho các bạn sau này. Sau khi hoàn thành thực tập,
khuyến khích các bạn nên kết nối với công ty, với các anh chị đã hướng dẫn mình
để giữ những mối quan hệ sẽ tốt cho mình sau này.
Câu
23: Là sinh viên nữ học ngành kiến trúc, em lo lắng vấn đề nữ học ngành kiến
trúc sẽ bị nặng về khối lượng học và doanh nghiệp sẽ ưu tiên việc làm cho nam
nhiều hơn, như vậy có đúng không ạ?
Trả
lời: Thoạt
nhìn giữa một KTS nữ và một KS xây dựng nữ thì các bạn nữ học KS sẽ có phần cực
hơn các bạn nữ học kiến trúc. Tuy nhiên, bên cạnh các công
việc tại công trường (có thể xem là cực nhọc đối với nữ), KTS nữ có thể làm các
công việc tại văn phòng như công tác thiết kế, thế mạnh của của KTS. Ngoài ra, 1 KTS nữ thường tỉ mỉ chi tiết
hơn, có những thế mạnh riêng
và đó là ưu điểm mà các công ty sẽ nhìn vào khi tuyển dụng.
Câu
24: Nên phân bố thời gian học trong
HK2 của CTĐT sao cho hợp lí để ra trường đúng hạn ạ?
Trả
lời: Ở HK
2 thì lịch cứng của các bạn khoảng 20 tín chỉ theo CTĐT, do đó các bạn nên đăng
kí thêm các môn CNXHKH, KTCT, TTHCM. Và nên làm quen thêm các anh chị, bạn bè để
dễ trao đổi học tập, giao lưu.
Câu
25: Em nên làm gì ngoài giờ học trên trường ?
Trả
lời: Ngoài giờ học trên trường, sinh viên làm
bài tập, đồ án môn học, đọc thêm tài liệu vì CTĐT được thiết kế 1 tiết học lý
thuyết trên lớp cần 3 tiết tự học. Ngoài ra, sinh viên trau dồi thêm ngoại ngữ,
tin học chuyên ngành và tham gia các hoạt động chuyên đề nâng cao kỹ năng mềm,
luyện tập thể thao, thư giãn.
Câu
26: Chuẩn đầu ra của ngành kiến trúc chỉ là chứng chỉ TOEIC hay là còn chứng chỉ
nào nữa ạ ?
Trả
lời: Đầu ra ngành Kiến trúc cũng như các ngành
khác trong khoa là TOEIC và các chứng chỉ khác được qui đổi tương đương điểm
TOEIC như IELTS, TOFEL, … Xem chi tiết ở quyết định https://drive.google.com/file/d/1OwO4osMT-2kNu4JFJYrvy913OE4w1Kb4/view
Hoặc liên hệ trực tiếp phòng đào tạo để được cập
nhật thông báo mới nhất.
Câu
27: Dạ cho em hỏi những môn em đã học qua rồi nhưng em muốn học cải thiện thì
những môn đó có tính vào tín chỉ rớt hay không ạ? Và nếu học cải thiện điểm thì
có được xét bằng tốt nghiệp loại giỏi không ạ?
Trả
lời: Sinh viên đã qua môn vẫn được học lại để
cải thiện điểm. Tuy nhiên, nếu số môn học lại có tổng số tín chỉ nhiều hơn 5% tổng
số tín chỉ của CTĐT thì sinh viên đạt loại xuất sắc và giỏi sẽ bị hạ 1 bậc (xuất
sắc -> giỏi; giỏi -> khá)
Câu
28: Thủ tục bảo lưu
Trả
lời: Để bảo lưu học tập sinh viên làm đơn theo
mẫu và gửi đến email fce@hcmute.edu.vn sẽ được khoa xem xét và chuyển đến các
phòng ban. Kết quả xử lý đơn xin viên có thể xem trên trang online cá nhân.
Câu
29: Những khó khăn sau khi ra trường là như thế nào?
Trả
lời: Các khó khăn sinh viên có thể gặp khi ra
trường: Thay đổi môi trường mới, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của công ty,
công tác xa nhà… Tuy nhiên, nếu các bạn chịu và hòa nhập nhanh với môi trường mới
thì mọi việc sẽ ổn và mang đến nhiều thành công cho người biết cố gắng.
Câu
30: Cách để học tập hiệu quả hơn với 1 lượng kiến thức quá lớn trong 1 buổi học?
Trả
lời: Các bạn nên lưu ý các ý chính của thầy
cô giảng trên lớp sau đó chịu khó đọc lại
các file bài giảng cũng như các giáo trình liên quan. Nói chung, để nắm vững kiến
thức và nhớ lâu nên tăng cường văn hóa đọc sách.
Câu
31: Có nhất thiết cần bằng tốt nghiệp loại giỏi để có được việc làm không?
Trả
lời: Những bạn không có bằng giỏi vẫn có việc
làm tốt . Vì bên cạnh kiến thức, nhà tuyển dụng còn cần kỹ năng nữa, hơn nữa
nhu cầu việc làm hiện nay rất nhiều. Tuy nhiên, việc tốt nghiệp với bằng giỏi là một lợi thế được nhà tuyển
dụng chú ý khi đọc hồ sơ ban đầu.
Câu
32: Sinh viên có được đảm bảo việc làm khi ra trường?
Trả
lời: Hiện
tại mỗi đợt bảo vệ tốt nghiệp Khoa đều có mời các Doanh nghiệp về tham gia ngồi
hội đồng. Đây là dịp để các doanh nghiệp có thể tuyển dụng luôn các bạn khi mới
đang bảo vệ Khóa luận.
Mỗi năm Khoa và phòng QHDN cũng đều tổ chức
ngày hội việc làm, các DN sẽ về trường phỏng vấn và tuyển dụng các bạn ngay tại
chỗ. Có rất nhiều bạn SV năm 3-4 đã có việc làm ngay khi chưa tốt nghiệp.
Khoa hoàn toàn có thể đảm bảo có nhiều Doanh
nghiệp tham gia phỏng vấn cho các bạn lựa chọn, nhưng việc các bạn có được
Doanh nghiệp lựa chọn hay không còn tùy thuộc vào sự nỗ lực của chính bản thân
các bạn.
Trân
trọng./.