TƯ VẤN SINH VIÊN


           
 
Chủ đề năm học 2024-2025: "ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC & HỘI NHẬP TOÀN CẦU" 
Tác giả :

CẤP PHÁT & CHỨNG NHẬN CÁC LOẠI GIẤY TỜ (08)

  1. Phòng Công tác HSSV chịu trách nhiệm cấp những loại giấy tờ nào cho SV?

        Trả lời: Phòng Công tác HSSV chịu trách nhiệm cấp các loại giấy tờ & giải quyết các yêu cầu sau đây cho SV: Giấy chng nhn SV (v/v bổ túc hồ sơ tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, xin việc làm, xin đi học, xin tạm trú, đi xe buýt, vay tín dụng ưu đãi (mẫu số 01/TDSV), bổ túc hồ sơ địa phương,…); xác nhậs ưu đãi giáo dụcđào tạo; giải quyết yêu cầu của SV về tạm dừng học tập, xin học tiếp sau tạm dừng, xin thôi học, xin chuyển trường; giấy giới thiệu,…
2.  Để được cấp giấy tờ, SV phải làm gì?

   Trả lời: SV có nhu cầu cp giấy tờ hoặc giải quyết các yêu cầu, đến phòng Công tác HSSV trình thẻ SV, lấy số, nhận & ghi vào phiếu đề xuất yêu cầu; bộ phận cấp giấy tờ có trách nhiệm kiểm tra, xử lý, in, trình ký, đóng dấu & cấp trực tiếp cho SV.
3.  Phải mất thời gian bao lâu để được cấp giấy tờ?

        Trả lời: Đối với giấy tờ do lãnh đạo phòng Công tác HSSV ký: SV xin buổi sáng, nhận kết quả vào buổi chiều; SV xin buổi chiều, nhận kết quả vào sáng hôm sau (nếu xin vào sáng thứ 7, nhận kết quả vào sáng thứ 2 tuần kế tiếp). Đối với giấy tờ do Ban giám hiệu ký: SV nhận kết quả sau 03 ngày.

4.  Thời gian trả kết quả trong ngày như thế nào?.

        Trả lời: Thời gian trả kết quả cho SV: Buổi sáng từ 9h00 đến 11h00; buổi chiều từ 15h00 đến 16h30.

5. Các mẫu giấy tờ như thế nào? SV có phải tự làm không?.

        Trả lời: Phòng Công tác HSSV thiết kế các mẫu giấy tờ theo nhu cầu sử dụng của SV. Giấy tờ cấp cho SV được in trực tiếp từ phần mềm quản lý hoặc sử dụng mẫu do Phòng tạo sẵn có đăng tải trên trang web của phòng, SV có thể download để sử dụng.

6. Để được cấp giấy tờ, SV có phải đóng tiền không?.

        Trả lời: Để được cấp giấy tờ, SV phải nộp: 2.000đ/1giấy.

7.  Em có nhu cầu in bảng điểm có xác nhận của trường thì phải làm sao?

        Trả lời: Nếu em có nhu cầu in bảng điểm thì em liên hệ Phòng Đào tạo, bộ phận tiếp sinh viên do Cô Hoa phụ trách (A1-202) để thực hiện việc đăng ký in. Thời gian trả bảng điểm sau đó 01 ngày.

8. Em muốn công chứng bằng tốt nghiệp, chứng chỉ sư phạm thì phải làm sao?

        Trả lời: Em photo số bản cần công chứng. Sau đó, em nộp bản gốc kèm các bản photo tại Phòng Đào tạo, bộ phận tiếp sinh viên do Cô Hoa phụ trách (A1-202) và nhận kết quả sau đó.

HỒ SƠ SINH VIÊN – BẰNG TỐT NGHIỆP (06)

       Trả lời: Giấy báo nhập học (bản chính); Lý lịch SV (dán hình & xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý); Bản sao bằng TN, chứng nhận TN (có thị thực); Bản sao học bạ (có thị thực); Bản sao giấy khai sinh; Bản sao hộ khẩu (hưởng ưu tiên theo hộ khẩu thường trú); Giấy chứng nhận diện chính sách (diện ưu tiên theo đối tượng).


2. Xin cho hỏi về việc kiểm tra bản chính bằng tốt nghiệp sau khi nhập học?.

       Trả lời:

        -  Đối tượng và văn bằng chính phải kiểm tra:

   Đối tượng phải kiểm tra bản chính bằng THPT: SV đại học, cao đẳng khối A, A1, B, V, D1;

 + Đối tượng phải kiểm tra bản chính bằng THPT và bằng nghề 3/7 hoặc bằng TCCN, trung học nghề: SV đại học liên thông từ TCCN, TCN, CNKT bậc 3/7 lên đại học;

  + Đối tượng phải kiểm tra bản chính bằng cao đẳng chính quy: SV đại học liên thông từ CĐ lên ĐH.

       - Thời gian: Trúng tuyển nhập học cùng năm tốt nghiệp bậc học trước đó: Nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời khi nhập học. Đến học kỳ thứ 2 của khóa học với khối liên thông, học kỳ thứ 3 của khóa học với các khối còn lại, SV trình bản chính bằng TN tại phòng Công tác HSSV; Trúng tuyển nhập học sau năm tốt nghiệp bậc học trước đó: Nộp bản sao bằng tốt nghiệp có thị thực đồng thời trình bản chính bằng TN ngay tại thời điểm nộp hồ sơ nhập học (để đối chiếu).


3. Nhà tuyển dụng khi cần kiểm tra văn bằng của sinh viên đã tốt nghiệp có đúng do Trường cấp hay không thì làm thế nào?

       Trả lời:  Xin vui lòng liên hệ như sau:

Cần trả lời trực tiếp liên hệ số đt: 08 37221223 (sau khi nghe tiếng tổng đài nhấn số  48129).

Cần phúc đáp bằng công văn vui lòng gửi theo địa chỉ sau:

  • Phòng Đào tạo (Bộ phận quản lý văn bằng)
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Số 01 Võ Văn Ngân, Q.Thủ Đức, TP.HCM
  •                         Hoặc gửi qua địa chỉ mail: phuongntt@hcmute.edu.vn

-  Công văn đề nghị xác minh gửi kèm bảng photo bằng tốt nghiệp .

-  Ghi chú: khi công văn gửi bằng đường bưu điện vui lòng gửi kèm theo bì thư ghi sẵn địa chỉ củaQuý cơ quan hoặc Quý công ty để Trường thuận tiện khi gửi lại thư phúc đáp.

-  Tra cứu trên web tại địa chỉ: http://online.hcmute.edu.vn/; Mục: Tra cứu văn bằng.


4.  Khi bị mất bằng tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp bị hư hỏng thì phải làm sao?

-        Trả lời:  Theo Điều 27 thuộc Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT, ngày 20 tháng 06 năm 2012 của BGDĐT  về Trình tự, thủ tục cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc. Phòng Đào tạo trả lời như sau:

-  Người học có thể trực tiếp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc văn bằng, chứng chỉ hoặc ủy quyền hợp pháp cho người khác.  

-  Những người sau đây có thể yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc:

+  Cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người thừa kế của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ trong trường hợp người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ đã chết.

 Khi yêu cầu cấp bản sao văn bằng và chứng chỉ từ sổ gốc, người học điền thông tin vào mẫu đơn của Trường (đính kèm mẫu) và xuất trình chứng minh nhân dân, hoặc gửi đơn qua đường bưu điện kèm bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, hoặc giấy tờ tùy thân khác.

+  Trường hợp người được ủy quyền và người được qui định tại điểm b phải xuất trình giấy tờ chứng minh mình là người có quyền yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc.

-   Lưu ý:

+  Thông tin về ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, giới tính, quốc tịch được ghi trên văn bằng, chứng chỉ và lưu vào sổ cấp bằng căn cứ vào giấy khai sinh để làm gốc. Do đó người học cần phải cung cấp thông tin đúng như giấy khai sinh đã được cấp, hoặc giấy khai sinh được đăng ký lại theo qui định của pháp luật. Trong quá trình đang học, nếu phát hiện có sự sai sót về các thông tin trên, người học liên hệ Phòng Công tác học sinh – sinh viên của Trường để điều chỉnh cho đúng nhằm tránh sự sai sót khi cấp bằng.

+  Mọi thắc mắc liên hệ về:

  Phòng Đào tạo (A1-202)  - Bộ phận Quản lý văn bằng
    Điện thoại: (08) 37221223 (chờ lời giới thiệu, nhấn tiếp số 4, sau đó nhấn số nội bộ 8129)


5.  Đã tốt nghiệp nhưng chưa nhận bằng vào đợt phát bằng chính thức thì sẽ nhận bằng vào ngày nào?

-        Trả lời:  Sinh viên liên hệ Phòng Đào tạo (A1-202) vào thứ 4 hàng tuần để nhận bằng tốt nghiệp (Sinh viên nhớ mang theo chứng minh nhân dân).


6. Khi không trực tiếp đến nhận bằng tốt nghiệp được thì phải làm sao?

-        Trả lời:  Sinh viên có thể ủy quyền cho người khác đến nhận (giấy ủy quyền có xác nhận của địa phương nơi cư trú).


TẠM DỪNG & HỌC LẠI (4)

  1. Về việc tạm dừng học tập có thời hạn?

        Trả lời: SV được phép tạm dừng học tập khi có lý do chính đáng; Thời gian tạm dừng tính vào thời gian đào tạo (trừ trường hợp tạm dừng để thi hành nghĩa vụ quân sự, hoặc có lý do chính đáng theo quy định của quy chế); Thời gian tạm dừng tối đa bằng thời gian kéo dài của khóa học. Mỗi lần tạm dừng từ 1 đến 2 học kỳ. Hai lần tạm dừng không được liền kề nhau trừ các trường hợp đặc biệt, nhà trường sẽ xem xét cụ thể.


2.  Xin cho biết trình tự tiến hành các thủ tục tạm dừng học tập?

       Trả lời: Trình tự tiến hành thủ tục tạm dừnh như sau:

 SV làm đơn theo mẫu (nhận tại phòng Công tác HSSV hoặc download trên website của phòng);

-  SV hoàn tất các mục trong đơn, đơn được phụ huynh cho ý kiến & chính quyền địa phương xác nhận;

-  SV làm thủ tục thanh toán công nợ tại phòng Kế hoạch tài chính, trả hết sách tại Thư viện;

 SV nộp đơn tại phòng Công tác HSSV (đơn đã được phụ huynh ký & chính quyền địa phương xác nhận, phòng KHTC xác nhận hoàn tất công nợ, Thư viện xác nhận trả xong sách).

-  SV Nhận quyết định tạm dừng tại phòng Công tác HSSV (sau 3 ngày).


3.  Đề nghị cho biết quy định đóng học phí khi tạm dừng?

        Trả lời: SV Nộp đơn trước khi học kỳ bắt đầu: Không phải đóng học phí; SV Nộp đơn trong tuần 1 & 2 mỗi học kỳ: Được rút môn học (RT), đóng 20% học phí học kỳ; Nộp đơn trong tuần 3 & 4 mỗi học kỳ: Được rút môn học (RT), đóng 50% học phí học kỳ; Nộp đơn sau tuần thứ 4 mỗi học kỳ: Được rút môn học (RT), đóng 100% học phí học kỳ.


4. Thủ tục về việc xin học tiếp sau khi tạm dừng như thế nào?

        Trả lời: Khi hết thời hạn tạm dừng, để được học tiếp SV phải làm thủ tục xin học lại.

Quy trình: Nộp các giấy tờ tại phòng Công tác HSSV: Đơn xin học lại (theo mẫu) có xác nhận của chính quyền địa phương (nhận tại phòng Công tác HSSV hoặc download trên mạng của phòng); Quyết định cho phép tạm dừng. Thời gian: Chậm nhất, trước 2 tuần khi bắt đầu đăng ký môn học học kỳ mới. Nhận quyết định học lại: Tại phòng Công tác HSSV (sau 3 ngày).

Chú ý: SV có thể nộp đơn xin học trở lại trước một học kỳ: khi lý do xin tạm dừng được giải quyết. Quá thời hạn tạm dừng một học kỳ, SV không làm đơn xin học tiếp hoặc xin gia hạn thời gian tạm dừng, sẽ bị xóa tên.

HỌC PHÍ & XỬ LÝ VI PHẠM QUY ĐỊNH ĐÓNG HỌC PHÍ (9)

  1. Quy định mức thu học phí khối ngành kỹ thuật theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ?.

        Trả lời: Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2012 đến năm học 2014-2015 quy định  mức trần học phí đối với đào tạo trình độ đại học tại trường công lập chương trình đại trà khối kỹ thuật, năm học 2010-2011: 3.100.000đ/SV/năm; 2011-2012: 3.950.000đ/SV/năm; 2012-2013: 4.800.000đ/SV/năm; 2013-2014: 5.650.000đ/SV/năm; 2014-2015: 6.500.000 đ/SV/năm.


2.  Mức thu học phí của trường như thế nào?.

        Trả lời: Vào đầu năm học, căn cứ quy định hiện hành của Nhà nước, Hiệu trưởng công bố mức thu học phí của các hệ, bậc đào tạo trong toàn trường. Trường ta thu học phí theo tín chỉ, nếu quy về hệ niên chế tương đương như mức thu theo Nghị định 49.


3.  Xin cho biết quy định của Nhà trường về thời gian thu học phí?.

        Trả lời: Mỗi học kỳ thu 2 đợt (trừ diện đăng ký nộp theo tháng). Đợt I: kéo dài 1,5 tháng tính từ đầu mỗi học kỳ; đợt II: kéo dài 1,5 tháng tính từ giữa học kỳ đến trước 01 tuần bắt đầu kỳ thi của mỗi học kỳ.


4.  SV có được gia hạn thời gian đóng học phí không?.

        Trả lời: SV được phép gia hạn thời gian nộp học phí. Để được xét gia hạn, SV làm đơn theo mẫu nộp phòng Kế hoạch-Tài chính chậm nhất trước ngày hết hạn thu học phí một tuần (theo đợt).


5.  Xin cho biết quy định của trường về xử lý kỷ luật đối với SV vi phạm quy định đóng học phí?.

        Trả lời: Việc xử lý kỷ luật đối SV vi phạm quy định đóng học phí được tiến hành theo từng học kỳ (xử lý sau mỗi đợt thu học phí). Hình thức kỷ luật được áp dụng như sau: Khiển trách trước toàn trường đối với SV không đóng học phí đợt I đúng quy định (SV không đóng học phí hoặc đóng chưa đủ mức tối thiểu của đợt I do Hiệu trưởng quy định vào đầu mỗi năm học), hoặc đóng học phí đợt I nhưng không đóng học phí đợt II. Cảnh cáo trước toàn trường đối với SV không đóng học phí đợt I đúng quy định và không đóng học phí đợt II. Xóa tên khỏi danh sách SV đối với các trường hợp còn nợ học phí, nghỉ học không phép quá quy định (từ một học kỳ).


6.  SV còn nợ học phí có được ĐKMH không? Trường hợp hoàn tất học phí nợ trong thời gian ĐKMH giải quyết thế nào?.

        Trả lời: SV không được ĐKMH nếu còn nợ học phí của học kỳ trước (đưa ra khỏi danh sách SV học kỳ). Trong tuần ĐKMH, SV hoàn tất học phí nợ, trường cho phép khôi phục tên và được ĐKMH. SV hoàn tất học phí nợ sau khi hết hạn ĐKMH, được phép làm đơn xin tạm dừng học tập bảo lưu kết quả.


7.  Em là sinh viên năm nhất vừa đăng ký sư phạm. Em muốn đăng ký học thêm các môn ngoài chương trình đào tạo thì em có được miễn học phí không?

        Trả lời:  Sinh viên thuộc hệ sư phạm sẽ được miễn học phí học lần đầu các môn học trong chương trình đào tạo. Nếu em đăng ký thêm các môn học khác ngoài chương trình thì em phải đóng học phí bằng mức phí học lại. Em có thể đăng ký học cùng lúc 2 chương trình đào tạo và khi ra trường thì nhận 2 bằng tốt nghiệp. Học ngành hai em phải đóng học phí, mức phí theo quy định của nhà trường.


8. Cho em hỏi về thủ tục gia hạn thời gian nộp học phí?

        Trả lời:  Đối với HS-SV có hoàn cảnh khó khăn muốn gia hạn thời gian nộp học phí, phải làm đơn (theo mẫu) của Phòng Kế hoạch Tài chính. Đơn xin gia hạn nộp tại Phòng Kế hoạch Tài chính trước ngày hết hạn thu học phí 03 (ba) ngày cho mỗi đợt thu. Thời gian được gia hạn học phí tối đa là 10 ngày (đối với đơn không có xác nhận gia đình khó khăn của địa phương) và 30 ngày (đối với đơn có xác nhận gia đình khó khăn của địa phương) kể từ ngày hết hạn thu học phí mỗi đợt và sinh viên phải nộp đủ học phí trước thời gian đăng ký môn học tối thiểu 01 tuần kể cả sinh viên đã được gia hạn. Phòng Kế hoạch Tài chính tổng hợp danh sách trình Ban Giám hiệu duyệt. Danh sách được phép gia hạn thông báo tại Phòng Kế hoạch Tài chính.


9.  Học đúng mã môn học trong chương trình đào tạo nhưng tính học phí ngoài chương trình?

        Trả lời:  Nguyên nhân có thể do môn học Khoa có điều chỉnh số tín chỉ hoặc tên môn nên Phòng Đào tạo khởi tạo 01 mã môn học mới và Sinh viên phải đăng ký mã môn học mới này. Sinh viên xem các môn học có thay đổi trên trang web Khoa hoặc Phòng Đào tạo.
Cũng có thể do thiếu môn học trong chương trình đào tạo, Phòng Đào tạo sẽ kiểm tra lại. Sinh viên liên hệ Phòng Đào tạo A1-202 (Cô Hoa) để làm đơn khiếu nại. Phòng Đào tạo sẽ trả lời cụ thể trong đơn, SV nhận lại đơn trong vòng 01 ngày.


MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ & TRỢ CẤP CHO SV (16)

  1. Xin cho biết các văn bản pháp quy liên quan đến miễn, giảm học phí?.

        Trả lời: Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015; Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP; Thông tư Liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/5/2014 Hướng dẫn thực hiện Nghị định 49/2010/NĐ-CP & Nghị định 74/2013/NĐ-CP.


2.  Việc miễn, giảm học phí cho SV áp dụng như thế nào?.

        Trả lời: Từ năm học 2013-2014 trở đi, việc miễn, giảm học phí cho SV được thực hiện tại trường nơi SV đang học tập.


3.  Xin cho biết các đối tượng được miễn học phí?.

        Trả lời: Người có công vi cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổibổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. SV mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa. SV bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế. SV là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủSV là người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn (nước ta có 16 dân tộc rất ít người có dân số dưới 10.000 người gồm: La Ha, La Hủ, Pà Thèn, Chứt, Lự, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Ngái, Si La, Pú Péo, Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu). SV sư phạm (SV học chương trình đào tạo giáo viên kỹ thuật).


4.  Xin cho biết các đối tượng được giảm 50% học phí?.

        Trả lời: SV là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.


5. Xin cho biết việc giảm 70% học phí cho SV học các ngành nặng nhọc, độc hại áp dụng như thế nào?.

        Trả lời: Việc giảm 70% học phí cho học sinh học các nghề nặng nhọc, độc hại chỉ áp dụng cho hệ thống các trường nghề thuộc Bộ Lao động Thương binh & xã hội. SV học các ngành của trường Đại học SPKT Tp. Hồ Chí Minh không thuộc diện giảm 70% học phí.


6.  Xin cho biết các đối tượng được hưởng trợ cấp ưu đãi trong giáo dục, đào tạo?.

        Trả lời: Các đối tượng được hưởng trợ cấp ưu đãi trong giáo dục, đào tạo: SV là anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, thương binh, hưởng chính sách như thương binh; SV là con liệt sỹ, con thương binh, con của bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh…


7.  Để được cấp sổ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo, SV phải làm thủ tục gì?.

        Trả lời:  SV liên hệ Phòng Lao động Thương binh & Xã hội địa phương (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú) để được hướng dẫn làm các thủ tục & nhận sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo.


8.  Để được nhận tiền ưu đãi trong giáo dục, đào tạo, SV phải làm gì?.

        Trả lời: Theo học kỳ, SV trình sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo tại phòng Công tác HSSV để Nhà trường xác nhận vào sổ. Sau đó SV nộp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo cho địa phương (phòng Lao động Thương binh & Xã hội cấp huyện, quận). SV nhận tiền trợ cấp ưu đãi tại địa phương.


9.  Đề nghị cho biết các đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội và mức trợ cấp hàng tháng?.

        Trả lời: Có bốn đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội với mức trợ cấp hàng tháng như sau: SV là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tại vùng đặc biệt khó khăn theo quy định của Nhà nước (a)mức trợ cấp: 140.000đ/tháng; SV mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa và có hoàn cảnh kinh tế khó khăn (b); SV bị tàn tật giảm khả năng lao động từ 41% trở lên, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn (C); SV thuộc gia đình hộ đói (d), mức trợ cấp đều là: 100.000đ/tháng.

10. Em thuộc diện được miễn giảm học phí, nhưng sao học kỳ hè em không được miễn giảm?

        Trả lời:  Em nên liên hệ Phòng Công tác học sinh, sinh viên để được giải quyết. Những trường hợp bị sót, P.CTHSSV và phòng Đào tạo sẽ phối hợp điều chỉnh học phí cho em.  

11. Để được hưởng trợ cấp xã hội, SV phải nộp hồ sơ gồm các giấy tờ gì?.

        Trả lời: SV phải nộp hồ sơ, gồm: Đơn xét hưởng trợ cấp xã hội theo mẫu (nhận mẫu đơn tại phòng Công tác HSSV hoặc downloat trên mạng của phòng); Bản sao giấy khai sinh;Bản sao hộ khẩu, giấy xác nhận của địa phương về thời gian thường trú (đối tượng mục a); giấy chứng tử của cha mẹ (đối tượng mục b); biên bản giám định của Hội đồng Y khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối tượng mục c); giấy xác nhận của địa phương về hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn (đối tượng mục b,c); sổ hộ đói (đối tượng mục d).

12. Xin cho biết địa điểm, thời gian nộp hồ sơ?

        Trả lời: SV nộp hồ sơ xét trợ cấp xã hội vào 02 tháng đầu mỗi học kỳ tại khoa/TT. Các khoa/TT xét, lập danh sách & chuyển hồ sơ về phòng Công tác HSSV vào đầu tháng 3 và tháng 11 hàng năm.

Việc nhận và xét hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội cho SV được tiến hành theo từng học kỳ. SV hoàn tầt hồ sơ ở học kỳ nào, được hưởng trợ cấp xã hội từ học kỳ đó trở đi. Không giải quyết truy hưởng của học kỳ trước.

13. Mỗi học kỳ, SV được nhận tiền hưởng trợ cấp xã hội là mấy tháng?.

        Trả lời: SV được nhận tiền hưởng trợ cấp xã hội 06 tháng/học kỳ; 12 tháng/năm.

14. SV nhận tiền trợ cấp xã hội tại trường hay ở địa phương?.

        Trả lời: SV nhận trợ cấp xã hội tại Trường, không nhận ở địa phương. Phòng Kế hoạch Tài chính thực hiện việc chi trợ cấp xã hội qua tài khoản Ngân hàng của SV.

15. Xin cho biết ngoài trợ cấp của nhà nước, hàng năm Trường có trợ cấp cho SV không?.

       Trả lời: Hàng năm Nhà trường dành khoảng năm trăm triệu đồng để trợ cấp cho SV có hoàn cảnh khó khăn, SV trong vùng bị thiên tai,…

16. Em đang gặp khó khăn không đủ tiền để đóng học phí. Vậy em cần làm gì để có thể đóng học phí chậm hơn quy định mà không bị kỷ luật không ạ?

        Trả lời:  Đối với các bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng không thuộc diện chính sách  bạn có thể:

-  Làm đơn gửi Phòng Kế hoạch tài chính thông qua Khoa, Phòng CTHSSV để hoãn thời gian nộp tiền học phí

-  Bạn có thể tìm hiểu thủ tục vay vốn ngân hàng, Chính sách xã hội vay tiền nếu thực sự khó khăn

-  Liên hệ nhờ sự hỗ trợ từ các quỹ hỗ trợ sinh viên gặp hoàn cảnh khó khăn của khoa, phòng ban, Đoàn thể.


HỌC BỔNG DÀNH CHO SV (4)

  1. Xin cho biết đối tượng, tiêu chuẩn xét cấp học bổng khuyến khích học tập?.

        Trả lời: SV hệ chính quy trình độ đại học, cao đẳng học đúng tiến độ; có số tín chỉ đăng ký học & dự thi học kỳ ≥ 15 (trường hợp vì lý do tổ chức đào tạo, cả lớp có số tín chỉ < 15; hoặc ở học kỳ cuối khóa, SV đăng ký hết các môn học mà số tín chỉ vẫn < 15, khoa/TT phối hợp với phòng Công tác HSSV trình Hiệu trưởng xem xét quyết định); có kết quả học tập & rèn luyện học kỳ đạt từ loại khá trở lên; không có điểm tổng kết môn học trong học kỳ <5 (đối với các môn Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng không có điểm thi lần 1 <5); không bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên.


2.  Xin cho biết mức (suất/tháng) học bổng khuyến khích học tập của từng loại là bao nhiêu?.

        Trả lời: Mức học bổng tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức trần học phí hiện hành của ngành nghề mà SV phải đóng (Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của  Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập (HBKKHT) đối với SV hệ chính quy các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp).

Mức học bổng đang áp dụng tại Trường như sau: loại khá: 650.000đ/tháng/suất với trình độ đào tạo đại học; 500.000đ/tháng/suất với trình độ đào tạo cao đẳng. Học bổng loại khá được cấp cho những SV có điểm trung bình chung học tập xếp hạng khá trở lên (từ 7,00 điểm trở lên), điểm rèn luyện đạt loại khá trở lên (từ 70 điểm trở lên) và nằm trong chỉ tiêu quỹ học bổng cho phép. Mức học bổng loại giỏi: 800.000đ/tháng/suất với trình độ đào tạo đại học; 650.000đ/tháng/suất với trình độ đào tạo cao đẳng. Học bổng loại giỏi được cấp cho những SV có điểm trung bình chung học tập xếp hạng giỏi (từ 8,50 đến 10 điểm), điểm rèn luyện đạt loại xuất sắc (từ 90 đến 100 điểm) và nằm trong chỉ tiêu quỹ học học bổng cho phép.


3.  Xin cho biết chính sách khuyến tài của Nhà trường?.

        Trả lời: Trong những năm gần đây Nhà trường áp dụng chính sách “chiêu hiền đãi sỹ” như sau: Cấp học bổng khuyến tài cho những TS trúng tuyển nhập học có kết quả tổng điểm 3 môn thi đạt từ 25 điểm trở lên (điểm thi 3 môn chưa nhân hệ số, không tính điểm ưu tiên, điểm thưởng), cứ mỗi điểm 1.000.000đ (một triệu đồng).

Cấp học bổng tài năng hệ đào tạo chất lượng cao cho TS đạt danh hiệu thủ khoa ngành (thí sinh dự thi vào trường và có tổng điểm thi (không tính ưu tiên) cao nhất ngành trúng tuyển): Thí sinh đạt danh hiệu thủ khoa ngành đăng ký học hệ đào tạo chất lượng cao được trường cấp học bổng tài năng với mức 25.000.000đ/SV (16 ngành). Nếu SV đạt điểm cao, hưởng cả 2 loại học bổng.


4.  Xin cho biết đối tượng, tiêu chuẩn & quy trình xét cấp học bổng tài trợ?.

        Trả lời: Đối tượng xét cấp, ưu tiên SV có hoàn cảnh khó khăn, đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện. Tiêu chí cụ thể do đơn vị tài trợ học bổng đề xuất. Chỉ tiêu, cấp theo khoa/TT và yêu cầu của đơn vị tài trợ (nếu có). Quy trình: SV nộp hồ xin xét, cấp học bổng tài trợ tại khoa/TT; Các khoa/TT xét, lập danh sách & chuyển hồ sơ về phòng Công tác HSSV trong thời gian quy định; Phòng Công tác HSSV tổng hợp và trình Hiệu trưởng xem xét và ra quyết định cấp học bổng tài trợ cho SV.


SV ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT (3)

  1. Xin cho biết những đối tượng nào được phép đăng ký tham gia Chương trình SPKT?.

        Trả lời:  SV hệ đại học chính quy (từ HS phổ thông) thuộc các ngành có triển khai chương trình sư phạm kỹ thuật tự nguyện đăng ký học chương trình sư phạm kỹ thuật & cam kết phục vụ ngành Giáo dục & Đào tạo sau khi tốt nghiệp.

Các chương trình SPKT: SPKT Điện tử truyền thông; SPKT Điện, điện tử; SPKT cơ khí; SPKT Công nghiệp; SPKT Cơ điện tử; SPKT Ô tô; SPKT Nhiệt; SPKT Xây dựng; SPKT Công nghệ may; SPKT CN thực phẩm; SPKT CN Thông tin; SP tiếng Anh


2.  Xin cho biết quyền lợi & trách nhiệm của SV tham gia Chương trình SPKT?.

        Trả lời: SV được Hiệu trưởng ra quyết định công nhận đủ điều kiện đăng ký học chương trình sư phạm kỹ thuật & cam kết phục phụ ngành Giáo dục và đào tạo sau khi tốt nghiệp, được miễn học phí trong quá trình đào tạo; đồng thời phải có trách nhiệm thực hiện sự phân công công tác trong ngành giáo dục & đào tạo. Trường hợp SV từ chối sự phân công của tổ chức sẽ phải bồi hoàn toàn bộ số tiền đã được miễn đóng học phí trong thời gian học tại trường.


3.  Sinh viên hệ Sư phạm học môn tương đương lần đầu có phải đóng phí không?

        Trả lời:  Nếu môn học có trong danh mục môn tương đương của Khoa thì Sinh viên hệ sư phạm học môn tương đương lần đầu không phải đóng học phí.Trong trường hợp chương trình tính học phí môn học ngoài chương trình, Sinh viên liên hệ Phòng Đào tạo A1-202 làm đơn khiếu nại. Phòng Đào tạo sẽ xem xét lại môn học tương đương và trả lời theo đơn. Sinh viên nhận lại đơn trong vòng 01 ngày.


CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG (6)

  1. Xin cho biết, SV chính quy cần tích lũy bao nhiêu ngày Công tác xã hội (CTXH)?

        Trả lời: SV chính quy phải tích lũy số ngày CTXH tối thiểu/khóa đào tạo là 04 ngày CTXH đối với khóa đào tạo từ 04 năm trở lên; 02 ngày CTXH với khóa đào tạo dưới 04 năm. Riêng khóa 2012: 03 ngày CTXH với khóa đào tạo từ 4 năm trở lên; 01 ngày CTXH với khóa đào tạo dưới 4 năm, hệ liên thông từ CĐ lên ĐH được miễn.

Trường hợp vì lý do sức khỏe, nên SV rất khó khăn hoặc không thể tham gia các hoạt động công tác xã hội, SV phải làm đơn kèm xác nhận về tình trạng sức khỏe của cơ quan y tế (từ cấp huyện trở lên) để Nhà trường xem xét việc miễn, giảm tham gia hoạt động công tác xã hội.


2.  Thời gian để thực hiện tích lũy ngày CTXH trong khóa đào tạo như thế nào?.

        Trả lời: Việc tích lũy ngày CTXH của SV được thực hiện trong suốt khóa học; SV tự quyết định thờigian hoàn tất việc tích lũy số ngày CTXHNhà trường khuyến cáo SV không nên để dồn vào cuối khóa.

SV tích lũy đủ số ngày CTXH theo quy định, mới được xét công nhận tốt nghiệp.


3.  Những cá nhân, đơn vị nào có thể tổ chức hoạt động công tác xã hội có tính điểm CTXH?

        Trả lời: Đối với các hoạt động tại trường: Trưởng các khoa/phòng/ban/TT; Ban chấp hành Đoàn - Hội từ cấp khoa/TT trở lên quyết định tổ chức hoạt động CTXH để SV đăng ký tham gia; Ban đại diện lớp, BCH chi đoàn, chi hội có trách nhiệm đề xuất với lãnh đạo các đơn vị tổ chức hoạt động CTXH để SV đăng ký tham gia.

Đối với các hoạt động ngoài trường(tại địa phương): Các đơn vị, tổ chức (tổ chức chính quyền, tổ chức đoàn thể từ cấp cơ sở trở lên; công ty/doanh nghiệp; bệnh viện, trường học,…) khi tổ chức các hoạt động CTXH phải đề xuất với nhà trường bằng văn bản cho phép SV về tham gia hoạt động CTXH. Phòng Công tác HSSV, Đoàn trường & Hội SV trường là đầu mối tiếp nhận đề nghị nói trên và quyết định tổ chức hoạt động CTXH tại địa phương.


4.  Em thường xuyên tham gia các hoạt động CTXH tại địa phương nơi em cư trú. Vậy làm thể nào để em có thể có điểm CTXH của trường?

        Trả lời:

Trước khi tham gia hoạt động, đơn vị tổ chức hoạt động tại địa phương phải thông tin bằng văn bản (có chữ ký và đóng dấu) về nhà trường (đầu mối là P. CTHSSV, Đoàn TN, Hội SV trường) xác nhận sẽ có những SV nào của trường tham gia hoạt động.

Trong thời gian hoạt động, đơn vị tổ chức thực hiện chấm công cho SV tham gia hoạt động.

Sau khi hoạt động kết thúc, trong thời gian 14 ngày (02 tuần) đơn vị tổ chức hoạt động phải gởi chứng nhận SV tham gia hoạt động (có đánh giá mức độ hoàn thành công việc) và bản chấm công về Phòng Công tác HSSV để ghi nhận điểm CTXH cho SV.


5.  Em là lớp trưởng, em có thể tổ chức hoạt động thiện nguyện cho lớp em để tính điểm công tác xã hội được không? Em sẽ phải làm như thế nào?

       Trả lời:

Trước hết em phải thực hiện kế hoạch tổ chức chương trình, có ý kiến của Ban chủ nhiệm khoa đồng ý chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về hoạt động của lớp.

Thực hiện biểu mẫu CTXH-BM2 về thông tin hoạt động CTXH và lập danh sách SV tham gia gởi về phòng CTHSSV trước 15 ngày tính từ ngày tổ chức hoạt động.

Tổ chức hoạt động thiện nguyện, Lớp trưởng chấm công các bạn SV tham gia theo biểu mẫu CTXH-BM3, xin ý kiến của Ban chủ nhiệm khoa thống nhất bảng điểm.

Nộp bảng điểm (chấm công) về phòng CTHSSV để ghi nhận điểm các bạn SV tham gia trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày diễn ra hoạt động.


6.  Em đã tham gia hoạt động thiện nguyên A, do Đoàn khoa X tổ chức cách đây 1 tuần. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại em chưa thấy điểm CTXH của mình có trên trang online. Giờ em phải làm sao?

        Trả lời:

Đầu tiên em liên hệ Đoàn khoa X, phản hồi thông tin hiện nay em chưa có điểm CTXH, hỏi Đoàn khoa X nguyên nhân tại sao chưa có điểm. Nếu Đoàn khoa X chưa cung cấp bảng điểm cho Phòng CTHSSV để ghi nhận thì đề nghị Đoàn khoa X mau chóng cung cấp bảng điểm cho Phòng CT HSSV để ghi nhận điểm. Trường hợp nếu Đoàn khoa X đã cung cấp danh sách điểm cho Phòng CTHSSV mà chưa có điểm, SV liên hệ trực tiếp bộ phận phụ trách điểm CTXH của phòng CT HSSV để được hướng dẫn giải quyết.

 


ĐIỂM RÈN LUYỆN (10)

  1. Xin cho biết, tại sao phải đánh giá điểm rèn luyện của SV?

        Trả lời:  Xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của SV là đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của từng SV trên các mặt: Ý thức và kết quả học tập; Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường; Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị – xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội;  Phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng; Ý thức và kết quả tham gia công tác của lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường hoặc các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của SV.

Việc đánh giá kết quả rèn luyện của SV nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;


2.  Điểm rèn luyện dùng để làm gì?

        Trả lời: 

1. Kết quả phân loại rèn luyện toàn khoá học của từng SV được lưu trong hồ sơ quản lý SV của trường và ghi vào bảng điểm kết quả học tập và rèn luyện của từng SV khi ra trường;

2. Kết quả rèn luyện của học kỳ được sử dụng để xét học bổng khuyến khích học tập cho SV trong học kỳ đó;

3. Kết quả rèn luyện của năm học, khóa học được sử dụng để xét khen thưởng năm học, khóa học cho SV;

4. SV được cấp giấy chứng nhận kết quả rèn luyện theo yêu cầu;

5. SV bị xếp loại rèn luyện kém trong cả năm học, phải tạm ngừng học tập một năm ở năm học tiếp theo và nếu bị xếp loại rèn luyện kém cả năm lần thứ hai thì sẽ bị buộc thôi học..


3.  Những cá nhân, đơn vị nào được phân quyền đánh giá điểm rèn luyện SV?

        Trả lời:  Các đơn vị quản lý SV và các đơn vị (Phòng, ban, khoa/TT, Đoàn thể) có liên quan đến các hoạt động học tập và rèn luyện của SV đều được phân quyền đánh giá rèn luyện của SV.


4.  Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện SV như thế nào?

        Trả lời: 

1. Đầu học kỳ, Ban chủ nhiệm khoa hướng dẫn ban cán sự lớp SV (sau đây được gọi là lớp) tổ chức phổ biến, hướng dẫn việc đánh giá kết quả rèn luyện đến từng SV trong lớp theo đúng quy định;

2. Trong suốt học kỳ:

SV tích lũy điểm rèn luyện bằng cách tham gia các hoạt động rèn luyện (của nội dung đánh giá);

Các đơn vị, cá nhân (khoa, phòng, ban, trung tâm, các tổ chức đoàn thể, giảng viên, cán bộ viên chức) có trách nhiệm tổng hợp và cập nhật thường xuyên toàn bộ nội dung và kết quả hoạt động liên quan đến việc đánh giá điểm rèn luyện của SV vào phần mềm đánh giá điểm rèn luyện để làm căn cứ cho việc đánh giá điểm rèn luyện của SV sau mỗi học kỳViệc nhập điểm đánh giá kết quả rèn luyệncủa SV sau mỗi hoạt động phải được thực hiện trong thời gian chậm nhất là một tuần kể từ ngày kết thúc hoạt động.

SV kiểm tra và đề nghị bổ sung các nội dung liên quan đến việc đánh giá điểm rèn luyện (gồm các nội dung còn thiếu và các hoạt động tham gia tại địa phương) trong học kỳĐiểm rèn luyện sau mỗi hoạt động, SV tiến hành kiểm tra và đề nghị bổ sung trong thời gian hai tuần kể từ ngày điểm hoạt động được công bố trên phần mềm đánh giá điểm rèn luyện;

3. Việc đánh giá điểm rèn luyện học kỳ của SV được tiến hành sau khi kết thúc học kỳ, theo trình tự sau:

a. Vào tuần đầu tiên của học kỳ tiếp theo, các đơn vị & cá nhân có trách nhiệm hoàn thiện việc đánh giánhập điểm rèn luyện cho SV trên phần mềm.

b. Vào tuần thứ hai của học kỳ tiếp theo, thường trực hội đồng đánh giá điểm rèn luyện của SV cấptrường tiến hành chạy phần mềm đánh giá điểm rèn luyện và công bố kết quả điểm rèn luyện của SVtoàn trường.

c. Vào tuần thứ ba của học kỳ tiếp theo, SV kiểm tra lần cuối các nội dung và kết quả hoạt động liên quan đến việc đánh giá điểm rèn luyện qua trang online SV; SV khiếu nại các nội dung liên quan đến kết quả đánh giá điểm rèn luyện trong thời gian này.

SV thống nhất kết quả điểm rèn luyện học kỳ của mình bằng cách lưu bảng điểm rèn luyện trên trang điện tử online SV trường. Những SV không thực hiện việc thống nhất kết quả điểm rèn luyện cuối cùng của cá nhân (lưu bảng điểm), khi phân loại sẽ bị trừ mười điểm rèn luyện (qua theo dõi của phần mềm đánh giá điểm rèn luyện) và không có quyền khiếu nại các vấn đề liên quan đến điểm rèn luyện cá nhân trong học kỳ được đánh giá.

d. Vào tuần thứ tư của học kỳ tiếp theo, hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của SV cấp trường họp để thông qua kết quả đánh giá rèn luyện của SV và trình Hiệu trưởng xem xétra quyết định công nhận kết quả rèn luyện của SV.


5.  Em là lớp trưởng, em nên làm gì để điểm rèn luyện của em và lớp em được cao?

-        Trả lời: 

Em nên thường xuyên nắm bắt các thông tin từ các đơn vị trong trường có tổ chức các hoạt động, thông tin các hoạt động đến các bạn SV trong lớp để các bạn tham gia các hoạt động, tích luỹ điểm rèn luyện trong học kỳ.

Em nên tham mưu với khoa tổ chức các hoạt động học thuật, phong trào, CTXH để SV tham gia.

Quan tâm, phản hồi các hoạt động SV có tham gia mà các đơn vị chưa công nhận, qua đó bảo vệ quyền lợi của các bạn SV.


6.  Tham gia những hoạt động như thế bào thì sẽ được điểm rèn luyện? Và cụ thể được bao nhiêu điểm?

Trả lời: Điểm rèn luyện là điểm mà bạn có được khi tham gia vào những hoạt động tình nguyện, phong trào ở cấp khoa và cấp trường do các đơn vị tổ chức. Các hoạt động thường được cộng điểm rèn luyện là những hoạt động tình nguyện, phong trào, chuỗi chương trình dành cho sinh viên. Trong các hoạt động này bạn có thể tham gia với vai trò là người cổ vũ, lực lượng tham dự, thi đấu hoặc cộng tác viên cho chương trình...

Việc đánh giá điểm rèn luyện phụ thuộc vào quy mô của hoạt động, chương trình, phong trào. Nếu là hoạt động cấp trường khi tham gia và hoàn thành tốt nhiệm vụ bạn sẽ được cộng 5 điểm rèn luyện, hoạt động quy mô cấp khoa được cộng tối đa là 4 điểm rèn luyện. Ngoài ra tùy theo quy mô và  tính chất hoạt động sẽ có mức điểm và hình thức đánh giá khác nhau.


7.  Điểm CTXH và điểm rèn luyện khác nhau chỗ nào?

-        Điểm CTXH : Điểm đánh giá mức độ hoạt động đã tham gia trong lĩnh vực CTXH. Điểm được tích lũy trong cả quá trình học tạp từ khi nhập học đén khi ra trường của sinh viên.

-        Điểm đánh giá ý thức, kết quả học tập, rèn luyện, chấp hành nội quy, quy chế, tham gia các hoạt động chính trị xã hội-văn hóa, văn nghệ thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội, tham gia phụ trách lớp,các đoàn thể, tổ chức, phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng.


8.  Điểm CTXH và điểm rèn luyện có ảnh hưởng đến kết quả học tập hay không?

-        Điểm rèn luyện và điểm CTXH không ảnh hưởng trực tiếp đến việc xét kết quả học tập. Tuy nhiên, nếu sinh viên xếp loại rèn luyện kém sẽ bị xét ngừng học, thôi học, khi đó sẽ không được xét chuyên ngành và tốt nghiệp.

-        Kết quả đánh giá rèn luyện của từng học kỳ được sử dụng để xét học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên trong học kỳ đó. Kết quả đánh giá rèn luyện của năm học dùng để xét ngừng học, thôi học. Kết quả đánh giá rèn luyện toàn khóa học được lưu trong hồ sơ quản lý sinh viên của trường và ghi vào bảng điểm kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên khi ra trường. Ngoài ra, sinh viên đạt kết quả rèn luyện toàn khóa học loại xuất sắc được nhà trường khen thưởng, biểu dương trong Lễ Tốt nghiệp.


9.  Thắc mắc về điểm rèn luyện thì sẽ được giải đáp như thế nào? Ở đâu?

-        Những vấn đề phát sinh trong việc cập nhật và tổng hợp ĐRL vào cuối kỳ được giải quyết ở hai đơn vị. Hoạt động cập nhật ĐRL ở cấp khoa và cấp trường. Sinh viên có khiếu nại và thắc mắc khi tham gia hoạt động tại khoa thì khoa sẽ trực tiếp giải đáp và sửa chữa, còn hoạt động cấp trường mọi thắc mắc sẽ được giải quyết tại văn phòng Đoàn – Hội sinh viên trường. Sinh viên ý kiến trực tiếp bằng cách đến Phòng khoa ban hoặc Văn phòng Đoàn trường gặp người chịu trách nhiệm và nói rõ vấn đê.

-        Ngoài ra Sinh viên có thể khiếu nại trực tiếp đơn vị tổ chức để được giải quyết, bảo đảm quyền lợi bản thân khi tham gia hoạt động.

10. Tham gia hoạt động, phong trào có lợi ích gì thiết thực không?

-        Phát huy tinh thần xung kích của sinh viên, tình nguyện vì cộng đồng, nhân ái, tương trợ và chủ động góp sức trẻ tham gia giải quyết các vấn đề đang được nhà trường và xã hội quan tâm. Qua đó nâng cáo ý thức, trách nhiệm của sinh viên dối với bản thân và cộng đồng.

-        Giúp sinh viên rèn luyện và nâng cao tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt động thực tiễn, hình thành các kỹ năng sống trau dồi bản lĩnh tổ chức công việc,... cho sinh viên trước khi ra trường.

 

TUYỂN SINH (28)

  1. Xin cho biết về việc chuyển ngành sau khi thí sinh trúng tuyển, nhập học?.

-        Trả lờiTrường ĐHSPKT Tp. Hồ Chí Minh tuyển sinh theo ngànhnên không giải quyết cho chuyển ngành sau khi thí sinh trúng tuyển, nhập học. Trường hợp đặc biệt và xin chuyển ngành học tại khoa Đào tạo chất lượng cao, SV làm đơn trình Hiệu trưởng xem xét (với điều kiện cùng khối thi, ngành chuyển đến có điểm chuẩn  ≤ điểm chuẩn ngành đã trúng tuyển và còn chỉ tiêu).


2.  Xin cho biết thời gian tối đa được phép học tại trường/chương trình đào tạo?.

-        Trả lời: Căn cứ Quy chế 43 và điều kiện cụ thể về tổ chức đào tạo, học tập của SV, Nhà trường điều chỉnh khung thời gian như sau: Thời gian tối đa cho mỗi chương trình đào tạo bằng hai lần so với thời gian thiết kế cho chương trình đó. Cụ thể như sau:

TT

Chương trình đào tạo

Thời gian khóa học qui định

Thời gian hoàn thành chương trình tối đa

  1.  

Đại học chuyển tiếp (liên thông từ CĐ lên ĐH)

1,5 năm

3 năm

  1.  

Đại học chuyển tiếp K3/7, TCCN (liên thông từ TC lên ĐH)

3,5 năm

7 năm

  1.  

Đại học chuyển tiếp K3/7, TCCN (liên thông từ TC lên ĐH)

4 năm

8 năm

  1.  

Đại học chính qui A, A1, B, D1,V

4 năm

8 năm

  1.  

Đại học chính qui có đào tạo GVKT

4,5 năm

9 năm

  1.  

Các chương trình cao đẳng

3 năm

6 năm

Quy định trên được áp dụng từ học kỳ II năm học 2012-2013.


3.  Xin cho biết về việc SV theo học hai chương trình?.

-        Trả lời: Điều 17, Quy chế 43 quy định chi tiết về việc học song song hai chương trình. Hiện tại, nhà trường áp dụng chế độ học cùng một lúc hai chương trình cho những SV có nhu cầu và hội đủ các điều kiện. SV có nhu cầu, liên hệ phòng Đào tạo để được hướng dẫn.


4.  Xin cho biết về việc SV học văn bằng hai?.

-        Trả lời: Từ năm học 2008-2009, trường xin phép và được Bộ Giáo dục & Đào tạo chấp thuận cho đào tạo văn bằng hai ngành Công nghệ Thông tin. Các ngành khác chưa xin ý kiến của Bộ, nên chưa triển khai. Dự kiến kiến trong thời gian tới mở thêm một số ngành.


5.  Năm 2015 chỉ còn một kỳ thi duy nhất phải không?

-        Trả lời: Đúng vậy. Từ năm 2015Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức một kỳ thi quốc gia (gọi là kỳ thi THPT quốc gia) lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh ĐH, CĐ.Năm 2015 kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức vào các ngày 1, 2, 3, 4-7-2015.


6.  Thí sinh tốt nghiệp trước 2015, việc xét tuyển vào ĐH, CĐ như thế nào?

-        Trả lời: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ các năm trước phải dự thi kỳ thi THPT Quốc gia để được xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Khi đăng ký dự thi,  phải thi đủ số môn theo yêu cầu tuyển vào ngành đào tạo do trường ĐH, CĐ quy định. Thí sinh tự do có thể dự thi dự thi vào bất kỳ cụm thi nào thuận tiện nơi mình sinh hoạt.


7.  Thí sinh phải dự thi bao nhiêu môn trong kỳ thi THPT quốc gia?

-        Trả lời: Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ, thí sinh phải thi bốn môn (gọi là bốn môn thi tối thiểu) gồm ba môn bắt buộc là toánngữ văn, ngoại ngữ(Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Đức, Tiếng Nhật) và một môn tự chọn trong số các môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử và địa lý.

Ngoài bốn môn thi tối thiểu, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn khác trong số các môn tự chọn để có thêm cơ hội xét tuyển vào ĐH, CĐ. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ đăng ký các môn thi phục vụ tuyển sinh ĐH, CĐ.

Thí sinh không học môn ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được chọn môn thi thay thế môn ngoại ngữ trong số các môn tự chọn.


8.  Xin cho biết về việc miễn thi môn ngoại ngữ?

-        Trả lời: Thí sinh  chứng chỉ quốc tế có uy tín theo quy định tại Công văn số 6031/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 23/10/2014 (chứng chỉ tương đương với trình độ từ bậc 3, khung 6 bậc dùng cho Việt Nam) sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ. Các thí sinh được miễn thi môn ngoại ngữ sẽ được nhận điểm tối đa môn ngoại ngữ khi xét công nhận tốt nghiệp THPT, điểm quy đổi này được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Thí sinh muốn sử dụng kết quả môn ngoại ngữ để xét tuyển vào những trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để tuyển sinh phải dự thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia.


9.  Xin cho biết cách tính điểm công nhận tốt nghiệp THPT?

-        Trả lời: Tổng điểm 4 môn thi tốt nghiệp và điểm khuyến khích (nếu có) chia 4 (thang điềm 10) hoặc 8 (thang điểm 20) cộng điểm trung bình lớp 12, đạt từ 10,0 trở lên và không có bài thi nào từ 2 điểm trở xuống được xét công nhận tốt nghiệp và được cấp chung một loại bằng tốt nghiệp THPT.

10. Xin cho biết hình thức & thời gian làm bài thi tốt ngfhiệp THPT quốc gia năm 2015?

-        Trả lời: Các môn toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý: thi tự luận, thời gian thi 180 phút; các môn vật lý, hóa học, sinh học, ngoại ngữ: thi trắc nghiệm, thời gian thi 90 phút (Ngoại ngữ thi trắc nghiệm toàn bộ không còn câu hỏi viết tự luận như 2014).

11. Cấu trúc đề thi năm nay như thế nào?

-        Trả lời: Đề thi gồm 2 nhóm câu hỏi, nhóm 1 giống các câu hỏi đề thi tốt nghiệp năm 2014 đảm bảo học sinh trung bình có thể tốt nghiệp; nhóm 2, câu hỏi khó để phân loại thí sinh để tuyển vào Đại học, cao đẳng. Đề thi đánh giá thí sinh ở bốn mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh.

12. Hồ sơ xét tuyển năm nay như thế nào?

-        Trả lời: Năm 2015, hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh bao gồm: Phiếu đăng ký xét tuyển có ghi rõ đợt xét tuyển, cho phép đăng ký tối đa bốn ngành (hoặc nhóm ngành) của một trường cho mỗi đợt xét tuyển (các nguyện vọng này được xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1-4); giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi và mã vạch nhận dạng; một phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển.

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển và lệ phí đăng ký xét tuyển cho trường có nguyện vọng vào học qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại trường.

13. Năm 2015, các trường mở rộng khối xét tuyển có đúng không?

-        Trả lời: Năm 2015bộ cho phép các trường ĐH, CĐ được bổ sung các khối thi mới, phi truyền thống bằng nhiều cách kết hợp tổ hợp môn thi khác nhau để xét tuyển vào các ngành đào tạo (không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp môn thi để xét tuyển cho một ngành).

Tuy nhiên, bộ cũng yêu cầu các trường bắt buộc vẫn phải duy trì tổ hợp các môn thi tương ứng với khối thi mà trường đã sử dụng trong kỳ thi tuyển sinh 2014 và các năm trước (gọi là khối thi truyền thống) để xét tuyển và các khối thi mới bổ sung (dàng tối thiểu 75% chỉ tiêu cho các khối truyền thống, tối đa 25% chỉ tiêu cho khối bổ sung).

14. Năm 2015, có bao nhiêu phương án xét tuyển?

-        Trả lờiTrừ Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức thi tuyển: Dùng một bài thi đánh giá năng lực xét tuyển sinh đại học. Còn lại các trường ĐH, CĐ sẽ áp dụng:

 Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

-  Xét tuyển dựa vào học bạ THPT. Đối với trường sử dụng kết quả học tập ở THPT để xét tuyển thì điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6 với hệ ĐH và 5,5 với hệ CĐ).

-  Hoặc kết hợp sử dụng cả hai phương án trên.

Hỏi: Trường ĐHSPKT Tp. HCM xét tuyển như thế nào?

Đáp: Năm 2015, Trường có 03 nhóm xét tuyển như sau:

        -  Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia  (căn cứ vào tổng điểm ba môn theo tổ hợp đăng ký xét tuyển, cộng điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó các môn chính nhân hệ số 2) đối với:

+  Các ngành đào tạo kỹ sư hệ đại trà và kỹ sư chất lượng cao: (1) Xét tuyển theo các tổ hợp A/A1/D1: Công nghệ (CN) kỹ thuật điện tử, truyền thông; CN kỹ thuật điện, điện tử; CN chế tạo máy; CNKT Cơ điện tử; CN kỹ thuật cơ khí; CN kỹ thuật ô tôCN kỹ thuật nhiệt; CN In; CN thông tin; CN May; CN kỹ thuật công trình xây dựng; CN kỹ thuật máy tính; CN kỹ thuật điều khiển và tự động hóa;Quản lý công nghiệp; Kế toán; Chương trình đào tạo chất lượng cao CN Kỹ thuật Ô tô. (2) Xét tuyển theo các tổ hợp A/B/B1: CN kỹ thuật môi trường; CN thực phẩm. Đối với hệ đào tạo kỹ sư chất lượng cao, Trường cam kết với người học về chất lượng đào tạo, chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất, tăng cường ngoại ngữ và tin học, thiết bị thực tập hiện đại và cơ hội việc làm sau khi ra trường.

+  Các ngành chỉ đào tạo kỹ sư (cử nhân) hệ đại trà: CN Xây dựng công trình giao thông (A/A1/D1); Kỹ thuật công nghiệp (A/A1/D1); Kinh tế gia đình (A/A1/B/B1); Sư phạm tiếng Anh (D1).

+  Các chương trình đào tạo sư phạm kỹ thuật: SPKT điện tử, truyền thôngSPKT điện, điện tử;SPKT cơ khíSPKT CN maySPKT Cơ điện tửSPKT ô tôSPKT NhiệtSPKT CNTT; SPKT Xây dựng; SPKT Môi trườngSPKT CN thực phẩm; SPKT công nghiệp. Sinh viên học các chương trình đào tạo sư phạm kỹ thuật được miễn học phí.

       -  Xét tuyển kết hợp kết quả kỳ thi THPT quốc gia và học bạ đối với: Ngành đào tạo kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Ô tô hệ đại trà. Xét tuyển căn cứ vào tổng điểm ba môn theo tổ hợp đăng ký xét tuyển, cộng điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó các môn chính nhân hệ số 2. Điểm dùng để xét tuyển (ĐXT) từng môn được tính bằng 80% điểm thi quốc gia (đã quy về thang điểm 10) cộng 20% ĐTBHB môn đó, làm tròn đến một số thập phân và cộng điểm ưu tiên (nếu có).

        -  Xét tuyển kết hợp kết quả kỳ thi THPT quốc gia  và tổ chức thi ngành nghệ thuậtĐối với ngành Thiết kế thời trang, thí sinh dự thi môn Vẽ trang trí màu tại Trường ngày 10/7/2015. Điểm tổng dùng để xét tuyển được tính bằng điểm môn Vẽ nhân hệ số 2 cộng với điểm thi THPT quốc gia 2015 (đã quy về thang điểm 10) hai môn (Toán và Ngữ văn – khối V1, hoặc Toán và tiếng Anh – khối V2) làm tròn đến một số thập phân và điểm ưu tiên (nếu có).

15. Năm 2015, Trường ĐHSPKT Tp. HCM xét sơ tuyển là thế nào?

        Trả lời: Năm 2015, tất cả thí sinh xét tuyển vào trình độ đại học của Trường ĐHSPKT Tp. HCM đều phải qua vòng xét sơ tuyển. Tiêu chí làĐiểm trung bình học bạ 5 học kỳ (HKI, II lớp 10, 11 và HKI  lớp 12) của 02 môn Toán & Ngữ văn đạt từ 11, 0 điểm trở lên. Nhà trường tổ chức sơ tuyển từ 20/3/2015 cho đến ngày nhận hồ sơ xét tuyển. Thí sinh thực hiện việc sơ tuyển bằng online tại website của trường  (thí sinh tự khai và tự chịu trách về các thông tin khai của bản thân. Nhà trường hậu kiểm khi thí sinh nhập học).

16. Nếu không sơ tuyển có được nộp hồ sơ xét tuyển không?

        Trả lời: Thí sinh không thực hiện việc sơ tuyển trên trang website của trường vẫn nộp hồ sơ xét tuyển bình thường. Hồ sơ chỉ có giá trị xét tuyển khi thí sinh đã lọt qua vòng sơ tuyển (tức là có điểm trung bình học bạ 5 học kỳ (HKI, II lớp 10, 11 và HKI  lớp 12) của 02 môn Toán & Ngữ văn đạt từ 11, 0 điểm trở lên).

17. Năm 2015, có điểm điểm sàn xét tuyển không?

       Trả lời: Căn cứ kết quả thi, Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu đối với từng môn (còn gọi là điểm sàn hay tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào). Các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi dựa trên ngưỡng điểm này để xây dựng điểm xét tuyển.

18. Năm 2015, trường ĐHSPKT Tp. HCM có chính sách ưu tiên xét tuyển thẳng như thề nào?

        Trả lời: Chính sách ưu tiên xét tuyển thẳngcủa Trường như sau:

-  Trường dành 20% chỉ tiêu ngành Sư phạm tiếng Anh để xét tuyển thẳng các thí sinh tốt nghiệp THPT 2015, đạt điểm IELTS quốc tế từ 6.0 trở lên hoặc tương đương, có ĐTBHB của môn Toán và môn Văn đạt từ 6.0 trở lên.

-  Trường sử dụng tối đa 10% chỉ tiêu để xét tuyển thẳng hai loại đối tượng: (1) Thí sinh tốt nghiệp THPT 2015, học lớp chuyên (Toán học, Vật lý, Hóa học, tiếng Anh, Sinh học) của trường chuyên có ĐTBHB từng môn đăng ký theo khối xét tuyển (có môn chuyên) từ 8.0 trở lên và có thư giới thiệu của Hiệu trưởng trường chuyên đã học. (2) Thí sinh tốt nghiệp THPT 2015 loại giỏi trở lên (tổng 4 môn thi tốt nghiệp năm 2015 đạt từ 32 điểm, không môn nào dưới 7.0; năm lớp 12 học lực giỏi, hạnh kiểm tốt).

19. Năm 2015, trường ĐHSPKT Tp. HCM có chính sách “chiêu hiền đãi sỹ” như thế nào?

        Trả lời: Nhà trường có chính sách khuyến tài như sau:

-  Cấp học bổng khuyến tài cho SV khóa 2015 hệ ĐH chính quy trúng tuyển nhập học: 02 thí sinh trúng tuyển nhập học có điểm cao nhất mỗi ngành (tổng điểm 3 môn xét tuyển phải từ 25 điểm trở lên, chưa nhân hệ số, không tính điểm ưu tiên, điểm thưởng), cứ mỗi điểm thưởng 1.000.000đ (một triệu đồng).                                                

-  Cấp học bổng tài năng hệ đào tạo chất lượng cao cho TS đạt danh hiệu thủ khoa ngành: Thí sinh đạt danh hiệu thủ khoa ngành hệ đào tạo chất lượng cao được trường cấp học bổng tài năng với mức 25.000.000đ/SV (16 ngành).

Các năm học tiếp theo, căn cứ điểm trung bình năm học (đạt từ 8.0 trở lên) nhà trường xem xét việc miễn học phí. 

20. Với SV nữ, Nhà trường có ưu ái gì không?

        Trả lời: Nhà trường cấp học bổng bằng 50% học phí toàn khóa cho các thí sinh nữ trúng tuyển nhập học vào các ngành CN Kỹ thuật Ô tô, CN Chế tạo máy, CN Kỹ thuật Cơ khí, CN Kỹ thuật Cơ điện tử, CN Kỹ thuật Nhiệt điện lạnh, CN kỹ thuật công trình xây dựng.

21. Năm 2015, cách thức xét tuyển vào ĐH, CĐ như thế nào (sử dụng kết quả thi THPT quốc gia)?

        Trả lời: Sau khi thi, mỗi thí sinh được cấp bốn giấy chứng nhận kết quả thi, trong đó có một giấy dùng để xét tuyển sinh nguyện vọng (NV) 1 và ba giấy dùng để xét NV bổ sung.

-  Xét tuyển nguyện vọng 1:

Căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT quy định, các trường công bố điều kiện xét tuyển vào các ngành của trường và tổ chức xét tuyển theo lịch của bộ.

Trong thời gian do Bộ GD-ĐT quy định, thí sinh dùng bản chính giấy chứng nhận kết quả xét tuyển cho xét tuyển NV1 để ĐKXT NV1.

Trong thời gian quy định của đợt xét tuyển này, thí sinh được quyền thay đổi ngành học đã đăng ký hoặc rút hồ sơ ĐKXT để nộp vào trường khác. Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường, hội đồng tuyển sinh trường xem xét, quyết định phương án điểm trúng tuyển.

Thí sinh đã trúng tuyển NV1 không được ĐKXT ở các đợt xét tuyển tiếp theo.

-  Xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

Nếu không trúng tuyển theo NV1, thí sinh dùng ba bản chính giấy chứng nhận ĐKXT xét NV bổ sung để ĐKXT NV này. Kết thúc mỗi đợt xét tuyển NV bổ sung, thí sinh không trúng tuyển được quyền rút hồ sơ xét tuyển để xét tuyển đợt tiếp theo. Điểm xét tuyển đợt sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt trước.

Chú ý: Thực tế của nhiều năm tuyển sinh ĐH vừa qua cho thấy những trường ĐH lớn, những ngành hấp dẫn thu hút nhiều thí sinh thường tuyển đủ chỉ tiêu ngay từ đợt xét tuyển NV1 và không xét tuyển NV bổ sung. Do đó nếu không trúng tuyển NV1 vào những trường này thì cơ hội quay lại xét tuyển bằng NV bổ sung là hoàn toàn không thể.

22. Trong mỗi đợt xét, thí sinh được quyền nộp mấy giấy chứng nhận điểm?

        Trả lời:

-  Với xét tuyển nguyện vọng 1, thí sinh chỉ được nộp 01 giấy chứng nhận kết quả thi để xét NV 1 vào 01 trường duy nhất.

-  Với xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh có thể nộp 03 giấy chứng nhận kết quả thi vào 03 trường khác khác hoặc vào 03 ngành khác nhau của một trường.

23. Mỗi phiếu điểm, thí sinh được quyền ghi mấy nguyên vọng?

        Trả lời: Mỗi giấy có thể đăng kí xét tuyển vào tối đa 4 ngành hoặc vào 4 khối của một ngành của một trường (miễn là đủ điểm để tổ hợp xét tuyển). Thí sinh phải đánh số thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Tức là khi trúng tuyển ngành ưu tiên 1 sẽ không xét tới ngành ưu tiên 2, còn ngược lại nếu ưu tiên 1 không trúng thì được xét tiếp ưu tiên 2 tương tự các mức ưu tiên khác.

24. Khi đã trúng tuyển đợt 1, có nên xét tuyển các đợt tiếp theo không?

        Trả lời: Khi thí sinh đã trúng tuyển đợt 1, các giấy chứng nhận điểm còn lại không còn tác dụng để xét tuyển.

Chú ý: Khi đã trúng tuyển rồi thì không có cơ hội xét tuyển ngành khác hoặc sử dụng các nguyện vọng còn lại. Vì vậy phải thận trọng khi đăng ký nguyện vọng vào ngành nghề phù hợp với mình.

25. Trong thời gian nhận hồ sơ xét tuyển, các trường ĐH, CĐ công khai thông tin thế nào?

        Trả lời: Các trường cập nhật 3 ngày một lần thông tin đăng ký xét tuyển của thí sinh trên trang thông tin điện tử của trường (danh sách thí sinh đăng ký và điểm thi xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp); công bố công khai danh sách thí sinh trúng tuyển và đăng kí nhập học của mỗi đợt xét tuyển.

26. Chương trình Sư phạm và chương trình Công nghệ (không sư phạm) khác và giống nhau như thế nào (nhiều TS hỏi)?.

        Trả lời:

  • Khác nhau:
  • Chương trình Sư phạm học 4,5 năm; có học khối kiến thức sư phạm (tương đương khoảng 01 học kỳ); trong quá trình học, SV được miễn học phí; khi tốt nghiệp, SV được cấp 02 văn bằng: Bằng kỹ sư (hoặc cử nhân) theo ngành học & chứng chỉ sư phạm kỹ thuật; SV phải chấp hành sự phân công công tác trong ngành giáo dục theo quy định, nếu Nhà nước có yêu cầu.
  • Chương trình công nghệ học 4 năm; không học khối kiến thức sư phạm; trong quá trình học SV phải đóng học phí; khi tốt nghiệp, SV được cấp 01 văn bằng: Bằng kỹ sư (hoặc cử nhân) theo ngành học.
  • Giống nhau: Đều là hệ đại học chính quy; khối kiến thức đại cương, cơ sở ngành, chuyên ngành học giống nhau.

27. Xin cho biết mức học phí của trường là bao nhiêu?

        Trả lời: Trường ĐHSPKT Tp. HCM là trường công lập, học phí được thu theo quy định chung của nhà nước. Năm học 2014-2015, mức học phí đại học là: 6.500.000 đ/năm/SV (với ngành công nghệ, kỹ thuật), 5.500.000 đ/năm/SV (với ngành kinh tế, ngoại ngữ); mức học phí cao đẳng bằng 80% của ĐH; của trung cấp bằng 70% của ĐH. Học phí hệ chất lượng cao: 23.000.000đ/năm/SV.

28. Xin cho biết về Chương trình đào tạo chất lượng cao của Trường?

        Trả lời: Chương trình cung cấp cho người học các dịch vụ đào tạo tốt nhất nhằm tạo ra môi trường học tập, nghiên cứu khoa học, sinh hoạttu dưỡng, rèn luyện theo chuẩn mực quốc tế với chi phí hợp lý. Các Kỹ sư tốt nghiệp chương trình này có kiến thức lý thuyết giỏi, kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, tiềm năng nghiên cứu khoa học tốt, khả năng giao tiếp linh hoạt… Ngoài ra, với phương thức quản lý sinh viên (SV) khoa học và nghiêm túc sẽ góp phần xây dựng nhân cách đáng tin cậy; phương châm giáo dục kết hợp giữa Nhà trường và Gia đình sẽ đảm bảo trách nhiệm và sự chăm lo tốt nhất cho SV. Trường cam kết đảm bảo để người học được hưởng các quyền lợi sau đây:

+  Về đội ngũ giảng viên: Giảng viên giỏi, có uy tín được tuyển chọn từ đội ngũ giảng viên của trường và mời từ các trường bạn; Có phương pháp dạy học tiên tiến nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo và khả  năng hợp tác trong công việc.

+  Về cơ sở vật chất:  Lớp học có sĩ số tối ưu cho việc dạy và học (khoảng 30 SV/lớp); Phòng học tiện nghi: trang bị quạt, máy lạnh, máy tính, projector,…Phòng tự học truy cập Internet miễn phí; Được tạo điều kiện tốt nhất trong việc sử dụng thư viện, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập; Được cung cấp giáo trình, tài liệu học tập miễn phí.

+  Về chính sách ưu đãi và quyền lợi khác: Được học song song hai chương trình đào tạo, nếu SV có khả năng; Được hưởng các chế độ như các SV hệ chính quy theo qui định của Nhà nước, của Nhà trường (miễn giảm học phí, cấp học bổng,…)Ưu tiên xét cấp kinh phí nghiên cứu khoa học, dự hội thảo khoa học trong & ngoài trường; Nhà trường chủ động tạo cơ hội cho SV sớm tiếp xúc với các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu và nhận nguồn tài trợ trực tiếp từ các đơn vị này; SV tốt nghiệp đạt loại xuất sắc, giỏi được ưu tiên xem xét tiếp nhận làm cán bộ giảng dạy của trường; Ưu tiên giới thiệu các SV tốt nghiệp đến các cơ quan, xí nghiệp có nhu cầu tuyển dụng.


THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG (22)

  1. Khi cần tư vấn có nhất thiết phải nêu danh tính, thông tin mà sinh viên trao đổi với các tư vấn viên có được giữ kín không không?

        Trả lời:  Không cần phải nêu danh tính. Tất cả các thông tin của SV đều được giữ kín. Sinh viên có thể đến trực tiếp TTDVSV hoặc gửi qua email, điện thoại để được tư vấn.


2.  Nếu thái độ làm việc của các giảng  viên, cán bộ  viên chức không đúng, cáu gắt khi nói chuyện với sinh viên thì liên hệ ở đâu để giải trình.?

        Trả lời:  Chào bạn, nếu gặp những trường hợp như vậy thì tốt nhất bạn nên góp ý trực tiếp với các thầy cô hay cán bộ viên chức để rút kinh nghiệm. Còn nếu bạn thấy chưa thỏa đáng, bạn có thể gửi thông tin khiếu nại về Nhóm tư vấn học đường TTDVSV hoặc phòng Hành chính tổng hợp để gửi lên lãnh đạo cấp trên.


3.  Khi sinh viên có vấn đề bế tắc trong cuộc sống, rối loạn và hoang mang các vấn đề về sức khỏe, tâm lý thì có thể được tham vấn ở đâu?

        Trả lời:  Bạn có thể gọi vào số điện thoại cho cô Hoàng Thị Thu Hiền, số điện thoại  0918427367 để trao đổi trực tiếp.


4.  Em là SV năm nhất, em rất thắc mắc tại sao thang máy trường mình lại không cho sử dụng để đi lại giữa tầng 2,3,4. Em thấy bất công.

        Trả lời:  Chào bạn, theo quy định Nhà nước, những tòa nhà có 5 tầng trở lên mới được dùng thang máy. Chúng ta cùng cố gắng đi bộ để vừa tập thể dục vừa góp phần  tiết kiệm điện nhé.


5.  Là sinh viên năm nhất, em cần làm gì để học tốt?
      Trả lời:  Là sinh viên năm nhất, bạn nên tìm hiểu làm quen với môi trường học tập đại học: tham gia đầy đủ môn học “nhập môn ngành”; tham gia các đội nhóm, các lớp kĩ năng để học hỏi kinh nghiệm học tập từ các anh chị; đến thư viện đọc sách; chuẩn bị bài trước khi đến lớp; tăng cường tự học; học nhóm; tập kỹ năng đọc sách để tăng khả năng tổng hợp và phân tích; lập kế hoạch học tập và cố gắng theo sát kế hoạch đã đề ra. Nhớ cân bằng giữa việc học và giải trí  (tham gia các CLB, các hoạt động của trường …) để việc học hiệu quả hơn. Bạn đừng bỏ qua những giờ lên lớp của thầy cô nhé vì nếu cúp học bạn sẽ mất căn bản hoặc mất nhiều thời gian để tự đọc sách.

6.  Một số SV muốn đăng kí vào ở ký túc xá của trường thì làm thế nào?

        Trả lời:  Chào bạn, nếu bạn muốn ở ký túc xá thì liên hệ Ban quản lý ký túc xá, lấy mẫu đơn và hoàn tất các thủ tục theo chỉ dẫn, sau hai ngày thì các bạn có thể vào ở KTX  bạn nhé. Hiện nay KTX đang còn chỗ nên bạn đến đăng ký nhé.

.
7.  Nên học anh văn giao tiếp năm thứ mấy của Đại học?

        Trả lời:  Bạn nên học anh văn giao tiếp vào ngay năm thứ nhất nhé. Khi học AV thì nên học cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) đồng thời. Đặc biệt nếu ở trường phổ thông mà bạn chưa bắt đầu học AVGT, chỉ chú trọng ngữ pháp thì bạn nên dành thời gian cho việc học AV giao tiếp ngay. Các công ty hiện nay đòi hỏi trình độ anh văn rất cao khi phỏng vấn (không phải bằng cấp) vì thế bạn nên bắt đầu học ngay nhé, cơ hội sẽ không chờ bạn nếu không kịp thời nắm bắt nó.


8.  Nếu SV ở KTX đã được 1 học kì nhưng lại muốn chuyển ra ngoài thì có được lấy tiền còn dư không?

        Trả lời:  Chào bạn, Theo quy định thì BQL KTX thu tiền cả năm học vì thế các bạn không được rút tiền lại khi giữa năm học chuyển ra ngoài ở, trường hợp đặc biệt có quyết định nghỉ học của Hiệu trưởng thì làm đơn gửi BQL KTX đề xuất phòng Kế hoạch tài chính xin rút lại tiền bạn nhé.


9.  Là sinh viên năm nhất, em nên ở ký túc xá hay phòng trọ?

       Trả lời Chào bạn, nếu là sinh viên năm nhất ở ký túc xá tốt hơn ở phòng trọ, vì phí ở ký túc xá thấp hơn; ở KTX có môi trường sinh hoạt, sống nề nếp, bạn sẽ có cơ hội tốt để bạn giao lưu, học hỏi từ các anh chị sinh viên đi trước và đặc biệt được rèn luyện về lối sống tập thể và đồng thời bạn tránh được những bất trắc có thể xảy ra khi sống ngoài môi trường xã hội xa lạ.

10. Các phương pháp để tập trung học cao độ?

       Trả lời:  Sau đây một vài kinh nghiệm giúp bạn học tập trung hơn, bạn thử tham khảo nhé:

        Bạn nên kiếm không gian học tập tốt như những nơi có ánh sáng vừa đủ, bàn ghế thích hợp với tầm vóc của bạn, môi trường thoáng đảng. Và phải nhớ rằng bạn phải tách khỏi TV, điện thoại. Nếu thích bạn có thể mở một tí âm nhạc với một âm lượng vừa phải.

        Trước khi bắt đầu học, bạn phải hình dung, khái quát hóa những gì bạn sẽ học, cần chú trọng và đâu.

        Nên nhớ việc học một môn học trong thời gian quá lâu sẽ khiến não bộ bắt đàu “ngán ngẫm”.  Bạn nên xen kẽ những môn học có phong cách khác nhau, ví dụ bạn đang học Anh thì hãy chuyển sang môn Toán,…

        Ở lớp thay vì ngồi một chỗ lắng nghe thầy cô, bạn hãy hăng say tham gia say dựng bài, hỏi những gì ban chưa thực sự hiểu.

        Bạn cần có thời gian nghĩ ngơi: Hãy rời khỏi chỗ ngồi, tập vài động tác để giản gân cốt hay đi 2-3 vòng để lấy lại sinh lực.

        Ghi nhận mỗi ngày: bạn hãy ghi nhận những tiến bộ cũng như điểm bạn chưa làm được vào sổ tay.

11. Vì mới lên Tp.HCM , xa gia đình nên nhiều lúc thấy nhớ nhà và buồn. Em phải làm gì vào những lúc đó?

        Trả lời:  Bạn có thể gọi điện, trò chuyện với người thân, bạn bè để chia sẻ những  nỗi niềm của mình. Bạn biết không, trường mình có rất nhiều CLB, bạn có thể đến đó sinh hoạt, rèn luyện kỹ năng; TPHCM cũng có rất nhiều danh lam thắng cảnh, bạn có thể đến thăm; Thư viện, Phòng khám phá của TTDVSV có rất nhiều sách, bạn có thể tìm những cuốn sách hay để đọc. Khi mới xa vòng tay gia đình, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác nhớ nhà và buồn, nếu tham gia các hoạt động trên bạn sẽ thấy đi một ngày đàng, học một sàng khôn và quyết định đi xa học tập của mình là đúng. Chúc bạn nhanh chóng thích nghi với môi trường mới nhé.

12. Nhiều lúc em cảm thấy rất lười làm bài về nhà. Vậy có cách nào để em tạo được động lực tức thì không?

        Trả lời:  

1. Nếu bạn thấy bài tập quá nhiều và nặng, hãy chia nhỏ ra làm nhiều phần. Mỗi ngày làm một chút, nhưng phải chắc chắn là mình làm xong chứ không để dồn đến cuối kỳ.

2. Nếu bạn muốn hoàn thành sớm bài tập thì hãy chọn phần dễ trước, khó sau, chọn làm những phần nào bạn cảm thấy hứng thú hoặc những đề mục nhỏ trước. Việc hoàn thành một cách nhanh chóng những phần như thế sẽ khiến bạn tự tin hơn về khả năng của mình.

3. Nếu cảm thấy khó khăn hoặc khó hiểu ở điểm nào trong bài tập, đừng ngại hỏi giáo viên hoặc người hướng dẫn. Sự giảng giải ngắn gọn của họ sẽ giúp bài tập trở nên dễ hiểu hơn, do đó bạn có thể tiếp tục phát triển bài làm nếu đi đúng hướng, cũng như hạn chế được những sai sót trong quá trình thực hiện.

4. Tìm mối liên hệ giữa những gì bạn đang học đang làm với những gì bạn sẽ thực hiện trong tương lai để tìm ra lý do cần thiết phải làm bài.

5. Cố gắng giải quyết những vấn đề cá nhân có thể làm ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn, nếu không, hãy điều tiết sao cho nó không can thiệp sâu vào việc học

6. Hạn chế những suy nghĩ hoặc thái độ thiếu tích cực như: chần chừ, chờ đợi may mắn mỉm cười, tự ti… khi học. Hãy nhìn vào những thành công hoặc kết quả mà bạn đạt được, tuy nhỏ thôi, nhưng nó có thể thay đổi thái độ của bạn đấy.

7. Mỗi khi hoàn thành xong một phần bài tập đề ra, bạn hãy tự thưởng cho mình nhé. Một que kem, thanh kẹo, một giờ nghe nhạc hoặc xem phim… vừa khiến đầu óc bạn thoải mái hơn, vừa duy trì được sự nhiệt tình trong bạn. Đừng nghĩ đến những gì chưa hoàn thành, hãy hài lòng với những gì mình đã hoàn thành bạn nhé!

13. Các anh chị khóa trên có nói, em chỉ cần học tốt các môn chuyên ngành còn các muôn đại cương chỉ cần học đủ qua môn  là được. Như vậy có đúng không?

       Trả lời:  Các môn đại cương được xây dựng trong chương trình đào tạo có mục đích cung cấp kiến thức cơ bản, giúp cho SV có công cụ để nghiên cứu, học tập các môn chuyên ngành, nó ví như móng của tòa nhà, do đó việc học tốt môn đại cương giúp em có điều kiện đạt kết quả tốt hơn trong quá trình học chuyên ngành.

14. Cách học ĐH như thế nào là hiệu quả?

        Trả lời Để học tốt ĐH, quan trọng nhất là tự học, cần đầu tư nhiều thời gian cho việc tự học, sau đây là một vài mẹo nhỏ để học tốt ĐH:

 Đọc sách trước khi đến lớp.

+  Tập trung nghe giảng trên lớp vì đó là những lúc chúng ta giải quyết những thắc mắc, những vấn đề chưa hiểu khi bạn đọc sách trước ở nhà.

+  Xem lại những gì đã học ngay trong ngày. Vì thông tin kiến thức sẽ mất đi 80% sau 24h nếu bạn không xem lại bài.

+  Sử dụng các thủ thuật như: lập sơ đồ tư duy, phương  pháp đọc nhanh hiệu quả, những kỹ thuật nhớ siêu đẳng, … để ghi nhớ những công thức, những điều cần nhớ và áp dụng nó vào những trường hợp tương tự để biết cách sử dụng và sáng tạo trong điều kiện mới.

15. Kỹ năng mềm có cần thiết không? Nếu muốn học thì em phải học ở đâu cho tốt?

        Trả lời:

 Đối với sinh viên thì kỹ năng mềm là một trong những kỹ năng quan trọng.

+  Nếu có điều kiện bạn có thể đi học các lớp bổ trợ kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán,..

+  Nếu không có điều kiện đi học bạn có thể tham gia các câu lạc bộ, các group để nâng cao kỹ năng mềm của mình. Đó là môi trường để bạn rèn luyện các kỹ năng cần thiết cũng là nơi để bạn sử dụng các kỹ năng bạn đã được học.

16. Em vừa muốn tham gia các câu lạc bộ, các phong trào đoàn thể nhưng sợ ảnh hưởng nhiều đến việc học. Làm thế nào để có thể cân bằng thời gian để em vừa có thể tham gia các câu lạc bộ, phong trào đoàn thể nhưng không ảnh hưởng nhiều đến việc học?

        Trả lời Muốn vừa tham gia các hoạt động, vừa học tập tốt trước hết bạn phải quản lý thời gian biểu của mình một cách hợp lý. Bạn nên đưa ra thời khóa biểu, sắp xếp cụ thể thời gian học tập, sinh hoạt ngoại khóa và thời gian nghỉ ngơi của mình. Nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải thực hiện đúng kế hoạch mà bạn đã đưa ra thì kết quả bạn nhận được mới thực sự tốt. Nên chọn một vài hình thức sinh hoạt hoặc CLB đúng sở thích hoặc cần cho chuyên môn của mình để tham gia. Xác định việc học là chính và nghỉ ngơi hợp lý (tham gia các CLB) cũng là góp phần học tập tốt.

17. Muốn học tập tốt tại trường đại hoc thì em cần chuẩn bị những  gì?

        Trả lời:  Muốn học tập tốt tại trường đại học thì điều cần thiết nhất là bạn phải sắp xếp được thời gian của mình một cách hợp lý. Thứ hai, bạn nên đi học đầy đủ, làm tất cả các bài tập được giao cho, chuẩn bị bài trước khi đến lớp,… Ngoài ra, bạn còn phải biết tự nâng cao các kỹ năng cho bản thân như; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán,… bằng việc tham gia các khóa huấn luyện, các câu lạc bộ.

18. Khi sinh viên bị quên mật khẩu truy cập tài khoản online thì phục hồi như thế nào?

       Trả lời Sinh viên phải liên hệ Trung Tâm Thông Tin để phục hồi mật khẩu.

19. Khi có việc bận đột xuất, sinh viên gửi đơn xin phép ở đâu?

        Trả lời:  Sinh viên không cần thiết nộp đơn xin phép nghỉ học tại Văn Phòng Khoa hay phòng Công tác Học sinh - sinh viên. Tuy nhiên, sinh viên cần trình bày lý do chính đáng trước giảng viên phục trách môn học để không bị xem như vắng buổi học ngày hôm đó mà không có lý do. Giảng viên có thể yêu cầu bạn đi học bù một số buổi tại những thời điểm khác nhau để hoàn thiện kiến thức bị mất.

20. Có cần thiết phải kích hoạt mail sinh viên không?

        Trả lời:  Có. Mỗi SV vào học tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sẽ được cấp 1 tài khoản E-Mail. Việc kích hoạt mail SV rất có ích cho bạn, bởi các thông tin từ trường sẽ được thông báo cho bạn qua địa chỉ mail này.

21. Làm sao để xem thời khóa biểu, xem lịch thi, xem điểm thi, các học phần tích lũy được cũng như học phí của mình?

        Trả lời SV đăng nhập vào trang online.hcmute.edu.vn như sau: Username: MSSV; Password: MSSV (khuyến khích SV thay đổi password); SV vào chọn các mục mình muốn xem để xem nội dung.

22. Xem lịch thi cuối học kỳ ở đâu?

        Trả lời Sinh viên đăng nhập vào trang online.hcmute.edu.vn để xem lịch thi cá nhân.


ĐĂNG KÝ MÔN HỌC (23)

  1. Làm sao để trả nợ các môn theo CTĐT cũ mà hiện nay không còn mở nữa?

       Trả lời:  Để trả nợ các môn học cũ không còn được mở nữa, SV sẽ đăng ký học các môn học tương đương (xem trên website của khoa) hoặc các môn học thay thế (liên hệ trực tiếp với bộ môn quản môn học để được hướng dẫn cụ thể). SV làm đơn xin học môn thay thế để trình Bộ môn và Khoa quản môn học phê duyệt, sau đó nộp cho Phòng Đào tạo.


2.  Tại sao em không có tên trong danh sách đăng ký môn học của học kỳ này?

        Trả lời:  Danh sách sinh viên được phép đăng ký môn học của từng học kỳ do phòng CTHSSV quản lý. Sinh viên không có tên đăng ký môn học có thể do một số nguyên nhân sau:

+  Sinh viên nợ học phí.

+  Sinh viên xin tạm dừng học chưa làm đơn học tiếp.

+  Sinh viên bị đình chỉ học tập chưa làm đơn học tiếp.

+  Sinh viên hết thời gian học tập.

Sinh viên xem thông tin cá nhân trên trang http://online.hcmute.edu.vn. Nếu còn thắc mắc thì Sinh viên vui lòng liên hệ phòng CTHSSV (A1-203) để được giải quyết.

Để được đăng ký môn học lại, Sinh viên phải hoàn tất học phí cũng như tình trạng của mình trước thời gian đăng ký môn học.


3.  Đăng ký môn học như thế nào?

        Trả lời:  SV không nợ học phí các học kỳ trước đó (SV không bị khóa tên).

       -  Vào trang online.hcmute.edu.vn. Mỗi SV có một Thời khóa biểu dự kiến (SV có thể đăng ký thêm môn học; chuyển nhóm; đổi nhóm; hủy môn học đối với các môn lý thuyết. Các môn học thực tập, thực tập sư phạm, thí nghiệm không được phép chuyển nhóm, không được hủy môn học, không được đăng ký học vượt) -> In và lưu Thời khóa biểu để đi học và khiếu nại sau này.


4.  Làm thế nào để có thể tốt nghiệp sớm trước thời hạn nếu các môn học thực tập, thí nghiệm không được phép đăng ký học vượt?

        Trả lời:  Điều kiện để SV có thể xin học vượt các môn học thực tập, thí nghiệm như sau:

-     Không nợ môn học (theo Chương trình đào tạo) tính đến thời điểm xin đăng ký học vượt.

-     Có điểm trung bình chung tích lũy > 7,5

SV đủ điều kiện trên làm đơn gởi Bộ môn và Khoa phê duyệt (kèm theo bảng điểm). Khoa sẽ tổng hợp danh sách và can thiệp với Phòng Đào tạo đăng ký bằng tay cho SV.


5.  Có được hủy môn học thực tập và thí nghiệm không?

       Trả lời:  Không được vì sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch học tập của các SV khác trong nhóm, ngoại trừ các trường hợp sau:

-     Sinh viên đã hoàn tất môn học (nhưng do có sự nhầm lẫn trong hệ thống): SV liên hệ với phòng Đào tạo để được huỷ.

-     Có lý do rất chính đáng. SV làm đơn có sự cho phép hủy môn học của Bộ môn quản ngành, Bộ môn quản môn học và trình khoa xem xét cụ thể từng trường hợp.


6.  SV có quyền chọn môn trong danh sách các môn tự chọn hay là Bộ môn chọn sẵn?. Nếu học rớt môn tự chọn này, SV có được quyền học môn tự chọn khác hay là phải học môn đó cho đến khi đạt?

       Trả lời:  SV được quyền chọn môn học nếu như môn học đó có mở lớp trong học kỳ. SV được chọn môn học tự chọn khác để học nếu rớt môn tự chọn trước đó miễn sao tích lũy đủ số tín chỉ của các môn tự chọn.


7.  Số tín chỉ tối đa trong một học kỳ được phép đăng ký?

        Trả lời:  từ 15 tín chỉ đến 35 tín chỉ.


8.  Có được phép đăng ký môn học (cùng mã môn học) nhưng dành cho lớp Chất lượng cao hoặc dành cho hệ Cao đẳng (trong mã môn học có ký hiệu VĐ do TT Việt Đức quản lý)?

        Trả lời:  SV không được đăng ký.


9.  Điều kiện nào để được đăng ký Thực tập tốt nghiệp?

       Trả lời:  SV đã hoàn tất năm 3 trở đi có thể đăng ký Thực tập tốt nghiệp trong học kỳ chính thức hoặc học kỳ hè (liên hệ đăng ký với Bộ môn quản ngành vào tuần đầu mỗi học kỳ).

10. Điều kiện nào để được đăng ký học trong học kỳ 3 (học kỳ hè)?

        Trả lời:  HK hè thường dùng để tổ chức các lớp học lại hoặc các lớp thực hành học mới và các lớp thực hành trễ tiến độ (để giảm tải về trang thiết bị thực hành cho học kỳ tiếp), không khuyến khích mở các lớp lý thuyết học mới. Để tổ chức được lớp trong HK hè thì cũng phải đảm bảo về số lượng SV để mở lớp theo quy định (60 sinh viên cho các môn học đại cương và sư phạm và 30 sinh viên cho các môn học chuyên ngành) và phải có GV đồng ý giảng dạy. Với các môn học đại cương, phòng Đào tạo thống kê số SV không đạt để dự kiến mở lớp.

-        Với các môn Cơ sở ngành và Chuyên ngành, Lớp trưởng liên hệ trực tiếp với Chủ nhiệm bộ môn quản môn học để được hướng dẫn cụ thể.

11. HK hè học trong bao lâu và được đăng ký tối đa bao nhiêu tín chỉ?

        Trả lời:  Hk hè học trong 5 tuần và thêm 1 tuần thi kết thúc môn. Theo qui định của Phòng Đào tạo: Số tín chỉ sinh viên được đăng ký tối đa là 10 TC lý thuyết hoặc 05 TC thực hành.

12.  Làm sao để biết đăng ký môn học nào để học vượt cho phù hợp?

        Trả lời:  Có một số môn học mà nếu chưa học trước một số môn khác thì không thể học nó được. Do đó khi đăng ký học vượt, chúng ta cần tham khảo Kế hoạch đào tạo (cách bố trí các môn học trong các học kỳ) trong chương trình đào tạo của ngành (xem trên web của khoa). Trong mỗi môn học đều có quy định môn học tiên quyết, môn học trước. Vậy nếu chưa học một trong các môn này thì không nên đăng ký học môn đó. Nếu cần, sinh viên liên hệ với nhóm tư vấn để được tư vấn trực tiếp.

13.  SV có thể đăng ký học những môn ngoài chương trình đào tạo không? Nếu học những môn này, có được tính vào bảng điểm hay số tín chỉ tích lũy không?

        Trả lời:   SV có thể đăng ký học những môn ngoài chương trình đào tạo nhưng không được tính vào bảng điểm hay số tín chỉ tích lũy.

14. Sinh viên có nên đăng ký học vượt hay không?

       Trả lời:  Việc đăng ký học vượt để hoàn thành chương trình học hoàn toàn tùy thuộc vào trình độ, năng lực và sự quyết tâm của các bạn sinh viên. Tuy nhiên các bạn sinh viên cần lưu ý, hiện tại chương trình học cho từng học kỳ của các bạn đã được bộ môn sắp xếp cho phù hợp với năng lực và khả năng của đa số các bạn sinh viên. Lượng kiến thức trong từng học kỳ cũng đã được các thầy cô tính toán hợp lý. Vì vậy, các bạn sinh viên phải suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định học vượt, nhằm tránh tình trạng các bạn khi đăng ký học vượt lại có điểm trung bình tích lũy thấp.

15. Sự khác nhau giữa môn học tiên quyết và môn học song hành như thế nào?

        Trả lời:  Phân loại theo trình tự tổ chức giảng dạy và học tập trong chương trình đào tạo bao gồm các loại môn học:

  • Môn học bình thường: Các môn học không có điều kiện tiên quyết hoặc yêu cầu học trước khi sinh viên đăng ký học tập.
  • Môn học tiên quyết: Môn học A là môn học tiên quyết của môn học B: điều kiện để sinh viên đăng ký học môn học B là kết quả học tập môn học A phải đạt yêu cầu theo quy định của nhà trường.
  •  Môn học trước: Môn học A là môn học trước của môn học B: điều kiện để đăng ký học môn học B là sinh viên đã đăng ký và được xác nhận học xong môn A (có thể chưa đạt). Sinh viên được phép đăng ký học môn B vào học kỳ tiếp sau học kỳ đã học môn A.
  • Môn học song hành: Môn học A là môn học song hành của môn học B: điều kiện bắt buộc để đăng ký học môn học B là sinh viên đã đăng ký học môn học A. Sinh viên được phép đăng ký học môn học B vào cùng học kỳ đã đăng ký học môn học A hoặc vào các học kỳ tiếp sau.
  •  Môn học tương đương: Môn học tương đương là một hay một nhóm môn học thuộc chương trình đào tạo của một khóa – ngành khác đang tổ chức đào tạo tại trường mà sinh viên được phép tích lũy để thay thế cho một hay một nhóm môn học trong chương trình đào tạo của khóa - ngành đang theo học.

Môn học thay thế: Môn học hoặc một nhóm môn học mà sinh viên được phép tích lũy để thay thế cho một môn học có trong chương trình đào tạo của khóa – ngành đang theo học nhưng không còn tổ chức giảng dạy do điều chỉnh chương trình đào tạo.

16. Có cách nào xóa môn học sau khi hết thời gian ĐKMH?

       Trả lời:  Thời gian đăng ký môn học 1 tuần và thời gian điều chỉnh 1 tuần. Trong thời gian này sinh viên có thể thay đổi thời khóa biểu của mình, nếu em xóa môn học thì không phải đóng học phí. Tuy nhiên, một số môn học như thực tập không được xóa. Sau thời gian trên sinh viên rút môn học phải đóng học phí, điểm nhập là RT (không tính điểm). Những trường hợp đặc biệt xin xóa môn học sau thời gian điều chỉnh, sinh viên làm đơn xin ý kiến của Khoa và Phòng Đào tạo.

17. Em đăng ký môn học theo lịch cứng do Phòng Đào tạo sắp xếp nhưng khi xem chương trình đào tạo thì em thấy không khớp mã môn học. Vậy em có được công nhận hoàn thành các môn học đó không?.

        Trả lời:  Về việc học môn cùng tên khác mã thì sẽ xem là môn học ngoài chương trình và tính vào tích lũy nếu đạt nhưng môn học đó vẫn chưa hoàn thành, trừ khi 2 môn học đó là tương đương trong chương trình thì em học mã môn học nào cũng được và lúc đó sẽ xem là đạt. Em có thể liên hệ thầy Thái, Phòng Đào tạo, A1-202 để kiểm tra giữa môn học xếp lịch cứng và môn học trong chương trình đào tạo của em.

18.  Học kỳ trước em có đăng ký và rút môn Anh văn 2. Học kỳ này em đăng ký 2 môn Anh văn 2 và Anh văn 3 có được không và có tính vào kết quả học tập không?

        Trả lời:  Hiện tại Phòng Đào tạo chỉ kiểm tra điều kiện môn học trước, môn học tiên quyết cũng chỉ kiểm tra tính chất môn học trước. Nếu Anh văn 2 là môn học trước của môn Anh văn 3 thì em đã đăng ký Anh văn 2, bây giờ em được phép đăng ký Anh văn 3 (môn học trước chỉ cần đăng ký không bắt buộc đạt). Riêng môn Anh văn 2 em có quyền đăng ký học lại trong học kỳ này. Như vậy 2 môn trên có thể đăng ký cùng 1 lúc và kết quả học sẽ tính vào kết quả học kỳ, năm học, tích lũy.

19.  Em bị rớt học phần quân sự, học kỳ hè này em có thể đăng ký học lại chung với khóa sau được không?

        Trả lời:  Học kỳ hè (học kỳ 3), phòng Đào tạo (PĐT) sẽ tổ chức các lớp học giáo dục quốc phòng (GDQP) 1,2,3. SV học đúng tiến độ sẽ được PĐT xếp lịch học cứng, những trường hợp xin xóa môn học thì làm đơn nộp PĐT để được xem xét. Các SV khóa trước nếu rớt học phần nào thì đăng ký học lại học phần đó theo thông báo ĐKMH qua mạng của PĐT. Em xem thông báo và đăng ký nhé.

20.  Sau thời gian đăng ký môn học, em có được chuyển nhóm môn học không?

        Trả lời:  SV điều chỉnh đăng ký môn học trong thời gian được phép điều chỉnh (theo thông báo của Phòng Đào tạo). Hết thời gian trên SV phải học theo thời khóa biểu của mình và không được chuyển nhóm. Trong trường hợp đặc biệt, SV làm đơn nộp tại PĐT để được xem xét.

21.  Khi đăng ký môn học qua mạng không được thì có thể đăng ký tay tại phòng Đào tạo không?

       Trả lời:  những trường hợp SV không đăng ký được môn học do không còn chỗ hoặc không mở lớp, SV liên hệ Khoa để được giải quyết. Phòng Đào tạo sẽ tiếp nhận các đề xuất từ Khoa.

22.  Em là sinh viên khóa mới khoa Đào tạo chất lượng cao. Ở học kỳ 1 năm nhất em được xếp học theo lịch cứng, em muốn biết học kỳ 2 này em có được đăng ký môn học như các Khoa khác hay không, hay học theo lịch học nhà trường sắp xếp?.

        Trả lời: Học kỳ 1 năm nhất, sinh viên học theo thời khóa biểu cố định do nhà trường sắp xếp . Kể từ học kỳ 2 trở đi, sinh viên sẽ đăng ký môn học trên trang Đăng ký học phần. Khoa sắp xếp thời khóa biểu cứng theo chương trình đào tạo và công bố cho sinh viên và sinh viên có thể thay đổi thời khóa biểu theo kế hoạch học của mình. Tuy nhiên có một số điều kiện ràng buộc về việc mở lớp như sĩ số lớp, các môn thực tập, thí nghiệm, sinh viên phải thực hiện theo  thông báo của nhà trường.

23.  Em đã học hết thời gian 4 năm Đại học tại trường, nhưng chưa đạt đủ số tín chỉ. Trong học kỳ tiếp theo em không có tên trong danh sách đăng ký môn học. Vậy em phải làm đơn xin học tiếp hay phải làm đơn gì?.

        Trả lời:  Thời gian qui định của chương trình đào tạo Đại học là 4 năm, em sẽ được học kéo dài tối đa 4 năm nữa, nếu em thuộc đối tượng chính sách từ 01 đến 07 theo Qui chế tuyển sinh thì em được học kéo dài không hạn chế thời gian. Trong thời gian học kéo dài, em không phải làm đơn xin học tiếp. Nếu em không có tên trong danh sách đăng ký môn học thì thường là em đang nợ học phí, em phải hoàn tất học phí theo thông báo của Phòng Kế hoạch - Tài chính thì mới được phép đăng ký môn học của học kỳ tiếp theo. Nếu em hoàn tất học phí quá trễ khi đã hết thời gian ĐKMH thì em phải làm đơn tạm dừng học kỳ, học kỳ tiếp theo em phải làm đơn xin tiếp tục học trước khi ĐKMH.


KẾT QUẢ HỌC TẬP – ĐIỂM SỐ (39)

  1.  Quy tắc làm tròn điểm như thế nào?

        Trả lời:  Điểm học phần làm tròn 01 chữ số thập phân (Ví dụ: điểm học phần là 6,75 được làm tròn là 6,8).

Điểm trung bình chung học kỳ, năm học, tích lũy làm tròn hai chữ số thập phân (Ví dụ: 6,495 làm tròn thành 6,50 ; còn 6,494 thì làm tròn thành 6,49).


2.  Khi học cải thiện một môn học thì sẽ được lấy điểm cao hơn hay là điểm của lần học sau cùng?

      Trả lời:  Theo qui định sẽ lấy điểm cao nhất trong các lần thi.


3.  Làm sao để xin điểm I? Muốn trả điểm I thì phải làm thế nào?

        Trả lời:  Muốn xin điểm I, sinh viên làm đơn gởi Văn phòng khoa (kèm theo các minh chứng cần thiết) trước ngày thi 7 ngày cho đến tối đa sau ngày thi 7 ngày. Sau khi có xác nhận của Khoa, SV nộp đơn tại phòng Đào tạo và nhận lại đơn xin điểm I theo giấy hẹn của Phòng Đào tạo.

Muốn trả điểm I, sinh viên phôtô đơn xin điểm I (kèm theo bảng gốc) và nộp cho Văn phòng khoa trước ngày thi 1 tuần.


4.  Em đã làm đơn thay thế môn học và thi đạt, tại sao trong bảng điểm môn học đó vẫn chưa đạt?

        Trả lời:  Tất cả các môn học Sinh viên học đều được in trong bảng điểm. Với những môn học tương đương thì điểm lấy cao nhất trong các lần thi và in 1 dòng. Riêng các môn học làm đơn thay thế để xét tốt nghiệp sau này thì trong bảng điểm in toàn bộ các môn đã từng học.


 5.  Em đã tích lũy đủ số tín chỉ và không vi phạm kỷ luật nhưng trong danh sách tốt nghiệp không có tên em?

       Trả lời:  Theo quy định tại Điều 27 về Điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp có ghi: Tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo

Do đó việc sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ cũng có thể vẫn chưa đủ số học phần quy định nên không thể tốt nghiệp được.

Trong trường hợp sinh viên đã tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo nhưng vẫn không có tên trong danh sách tốt nghiệp có thể do các môn học thay thế của sinh viên chưa được công nhận, Sinh viên liên hệ Phòng Đào tạo A1-201  để được giải quyết.

Sinh viên cũng nên kiểm tra lại tình trạng sinh viên của mình. Nếu đang tạm ngừng học vì lý do nào đó thì sinh viên liên hệ Phòng Công tác học sinh - sinh viên để biết lý do và hoàn tất thủ tục để được học tiếp. Sau đó, sinh viên liên hệ Phòng Đào tạo để xét tốt nghiệp bổ sung.


6.  Điểm giảng viên công bố trên lớp và điểm trong bảng điểm (hoặc điểm trên mạng) không khớp nhau?

        Trả lời:  Sinh viên liên hệ thư ký Khoa để xem lại bảng điểm gốc của Giảng viên nộp. Phòng Đào tạo và Khoa sẽ phối hợp để giải quyết khiếu nại điểm cho sinh viên nếu có sự không khớp nhau giữa điểm trong bảng điểm gốc của Giảng viên và điểm trên mạng.


7.  Tại sao SV tốt nghiệp loại giỏi lại bị hạ bậc tốt nghiệp thành loại khá ?

        Trả lời:  Theo quy chế 43 của Bộ Giáo dục & Đào tạo áp dụng cho Đại học, Cao đẳng chính quy và theo hướng dẫn 125 của trường về hướng dẫn thực hiện quy chế, tại Điều 28 có ghi: Hạng tốt nghiệp của sinh viên có kết quả học tập toàn khóa loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

a) Có khối lượng các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;

b) Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.


8.  Trong mỗi học kỳ, hạn rút môn học như thế nào?

        Trả lời:  Sau khi kết thúc tuần điều chỉnh đăng ký môn học trên mạng, Sinh viên muốn rút bớt học phần đã đăng ký thì phải làm đơn và nộp tại Phòng Đào tạo, những học phần này không tính điểm (ký hiệu RT trong bảng điểm) nhưng phải đóng học phí. Thời hạn nộp đơn là trước ngày bắt đầu kỳ thi học kỳ 05 tuần.


9.  Học phần GDQP có quan trọng và bắt buộc không?

        Trả lời:  GDQP là một học phần bắt buộc trong chương trình. Kết thúc khóa học Sinh viên sẽ được cấp chứng chỉ. Sinh viên liên hệ phòng Đào tạo đê nhận chứng chỉ đó, lưu ý nhận theo kế hoạch và theo lớp, chứ không liên hệ rải rác.

10.  Em thấy trong chương trình đào tạo của em có 1 môn học mới tương đương 2 môn học có trong CTĐT. Vậy nếu em học môn học mới và đạt thì có được xem đạt 2 môn học cũ không?

       Trả lời:  được phép. Tuy nhiên những trường hợp này em nên hỏi lại Khoa quản môn học để đảm bảo tương đương trên là đúng.

11.  Hai môn học tương đương thì học 1 môn có được không?

       Trả lời:  Hai môn học tương đương thực chất là 1 môn nhưng có hai mã khác nhau (do thay đổi môn học hàng năm). Em học theo mã môn học nào cũng được, nếu đạt xem như tích lũy môn học này rồi và không cần học mã môn học còn lại.

12.  học kỳ trước em đăng ký môn học tính theo tỷ lệ 3:7 (điểm quá trình chiếm 30%, điểm thi chiếm 70%) và em bị rớt, học kỳ này em đăng ký học lại môn học đó tính theo tỷ lệ 5:5 (điểm quá trình chiếm 50%, điểm thi chiếm 50%). Vậy môn học của em tính theo tỷ lệ 3:7 hay 5:5.

Trả lời:  Môn học đăng ký học kỳ nào thì sẽ tính theo phần trăm qui định của học kỳ đó. Theo trường hợp của em, điểm cũ tính theo tỷ lệ 3:7, điểm học lại tính theo tỷ lệ 5:5.

13. Sinh viên có ĐTB học kỳ 1 là 0.0 có bị buộc thôi học không?

       Trả lời Xét buộc thôi học căn cứ Điều 16 Hướng dẫn 125 của trường về thực hiện Quy chế 43 của Bộ GD&ĐT. Theo đó, nếu em bị điểm 0.0 các học phần ở học kỳ 1, em sẽ có tên trong danh sách cảnh báo học vụ. Xét buộc thôi học sẽ tiến hành vào cuối học kỳ 3, tính dựa trên ĐTB năm học. Do đó, ĐTB học kỳ 1 của em sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ĐTB năm học và có nguy cơ em bị buộc thôi học. Nếu trong học kỳ 1 em gặp điều kiện trở ngại nào đó mà không thể đi thi được thì em có thể làm đơn xin nhận điểm I hoặc xin tạm dừng học (điểm RT). Điểm này không tính vào điểm TB học kỳ nên sẽ không ảnh hưởng đến kết quả học tập cả năm của em. Tuy nhiên khi dự thi trả điểm I thì điểm sẽ nhập vào điểm học kỳ đó. Lúc đó sẽ ảnh hưởng ĐTB năm học.

14.  Học kỳ này em đang học học kỳ cuối của khóa học. Kết quả học kỳ này của em rất thấp, có thể dưới điểm trung bình bị buộc thôi học của nhà trường. Cho em hỏi điểm trung bình học kỳ này sẽ tính là điểm trung bình năm học để xét buộc thôi học hay cộng thêm kết quả học kỳ kéo dài (sẽ học vào học kỳ 2).

        Trả lời:  Nhà trường sẽ tiến hành xét buộc thôi học vào cuối mỗi năm học (thời gian xét là cuối học kỳ 3). Dựa trên điểm trung bình năm học hiện tại (2 học kỳ) và xếp loại năm thứ của sinh viên. Do đó, nếu em chỉ học 1 học kỳ thì không xét (không tính thời gian học kéo dài), cũng như các bạn tạm dừng 1 học kỳ và học học kỳ còn lại của năm học cũng không xét. Nhà trường cũng không xét các lớp sinh viên đang học kéo dài.
Chào em.

15.  Sinh viên hỏi thế nào là 2 môn học tương đương, sao em học môn tương đương nhưng trên trang Đăng ký môn học (ĐKMH) vẫn không hiện tương đương?

        Trả lời:  

-  Hai môn học được gọi là tương đương khi nội dung chương trình là giống nhau nhưng mã môn học (MH) khác nhau hoặc môn học đó đã được chuyển sang môn học mới ở Khóa học sau. Việc thay đổi mã môn học là do tên môn học hoặc số tín chỉ thay đổi.

-  Để giúp sinh viên không phải làm đơn học môn tương đương, Khoa quản môn học lập danh sách các môn học tương đương và phòng Đào tạo (PĐT) cập nhật vào trang ĐKMH. Nếu em không thấy 2 môn học tương đương trong chương trình đào tạo trên trang ĐKMH, em liên hệ Cô Thảo - PĐT (A1-201) để Cô kiểm tra lại danh sách môn học tương đương do Khoa gởi lên, nếu không có em nên liên hệ Khoa quản môn học để bổ sung.

-  Đối với 1 số môn không có tương đương, nếu em thi rớt và các học kỳ sau lại không mở lớp thì em liên hệ Khoa quản môn học để Khoa hướng dẫn học môn thay thế. Về nội dung chương trình có thể khác nhau chút ít nhưng có thể chấp nhận được nếu kiến thức tổng thể mà sinh viên nhận được vẫn đảm bảo.

16.  em là sinh viên khóa 2014, em đang học ngành CNKT Máy tính (ngành này không sư phạm). Vậy sang năm 2, em có thể đăng ký thêm ngành Sư phạm CNTT có được không?

        Trả lời:  Từ học kỳ 2 của năm nhất, em đã có thể đăng ký học ngành 2 (hay nói khác hơn là học cùng lúc 2 chương trình đào tạo). Em xem thêm điều kiện học ngành 2 bên Mục thông tin học vụ. Việc em đăng ký học ngành Sư phạm CNTT là được, nhưng khác với các bạn đang học ngành Sư phạm chính thức được miễn học phí, em phải đóng học phí cho ngành 2 theo qui định của trường.

17.  Cách tính điểm toàn khóa như thế nào, có phải là điểm trung bình của số tín chỉ tích lũy không?

        Trả lời:  Trên bảng điểm của sinh viên sẽ có nhiều điểm trung bình như: ĐTB học kỳ, ĐTB năm học, ĐTB toàn khóa, ĐTB tích lũy.

-  Cách tính như sau: đầu tiên em phải trừ ra các môn học Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng. Vì các môn này chỉ cần đạt, không tính ĐTB.

-  ĐTB học kỳ =∑ (điểm từng môn * số tín chỉ tương ứng)/ ∑ số tín chỉ. Đây cũng là điểm trung bình để xét học bổng.

-  ĐTB năm học= ∑ (điểm cao nhất từng môn * số tín chỉ tương ứng)/ ∑ số tín chỉ năm học (môn học học 2 lần chỉ tính 1 lần với điểm cao nhất).

-  ĐTB toàn khóa tương tự như cách tính ĐTB năm học nhưng tính từ đầu khóa học đến thời điểm đó. Môn học nào học lại nhiều lần thì chỉ tính 1 lần ứng với điểm cao nhất của môn học đó. Tương tự tổng số tín chỉ chỉ tính theo môn học có tính điểm.
ĐTB tích lũy tương tự ĐTB toàn khóa nhưng chỉ tính các môn đạt. Đây là ĐTB để xếp loại tốt nghiệp sau này. Em có thể học thêm 1 số môn học khác trong phần tự chọn của chương trình đào tạo mà có điểm cao để nâng phẩy của em lên.

-  Nếu em còn thắc mắc thì em có thể liên hệ Cô Sương để hướng dẫn cho em. ĐTB em xem trên trang online đôi khi chưa đúng là do điểm các môn học chưa đầy đủ, thường thì cuối học kỳ điểm trung bình sẽ được cộng.

18.  Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế nào được miễn học và chuyển điểm Anh văn?

        Trả lời Nhà trường công nhận các chứng chỉ ngoại ngữ (CCNN) do các tổ chức khảo thí dưới đây cấp:

* Viện Khảo thí giáo dục Hoa kỳ: Educational Testing Service (ETS) hoặc đơn vị do ETS ủy nhiệm (đối với các chứng chỉ TOEIC, TOEFL ITP, TOEFL iBT);

* British Council, IDP Education Australia (đối với chứng chỉ IELTS);

* Cambridge ESOL (đối với chứng chỉ BULATS);

-        Điểm chuyển đổi cho các học phần Anh văn được quy đổi theo Quy định 22 (Sinh viên tham khảo bên Thông tin học vụ).

19.  Trong chương trình học có 5 môn tự chọn, yêu cầu học 2 môn. Giả sử em rớt em có thể chọn môn khác không?

       Trả lời:  chương trình của em yêu cầu học 2 môn tự chọn trong 5 môn. Nếu em đăng ký 2 môn bất kỳ và thi không đạt môn nào đó thì em có thể đăng ký 1 môn tự chọn khác trong 5 môn học trên.

20. Các môn học tương đương hoặc thay thế bị giảm tín chỉ thì em có phải học thêm môn học không?

      Trả lời:  Chương trình đào tạo (CTĐT) thường xuyên được cập nhật và kể từ khóa 2012 trở đi, CTĐT giảm xuống còn 150 tín chỉ, nên những trường hợp SV học lại bằng môn tương đương hoặc thay thế có thể bị giảm tín chỉ. Tuy nhiên nội dung môn học là đương tương nên SV không phải học thêm môn học khác để đủ số tín chỉ của ngành.

21.  Môn học em thi rớt nhưng học kỳ này không mở lớp học lại, Em muốn đăng ký học để kịp ra trường thì em phải làm sao?

        Trả lời:  Em có thể đăng ký môn học tương đương đã được cập nhật trong chương trình đào tạo của em. Nếu vẫn không mở lớp môn tương đương, em xin ý kiến Khoa để học môn thay thế. Nếu có môn thay thế thì em làm đơn thay thế (mẫu đơn nhận tại Phòng Đào tạo hoặc tải trên trang web PĐT), sau khi được Khoa ký duyệt, em nộp đơn tại PĐT. Sau vài ngày em nhận đơn, nếu được sự đồng ý của PĐT thì em đăng ký môn học này thay thế cho môn học rớt.

22 Em đã thi đạt tất cả các môn học giáo dục quốc phòng nhưng trong danh sách nhận chứng chỉ quốc phòng không có tên em.

       Trả lời:  Thông thường trường hợp của em là do em có thi lại hoặc học lại một học phần GDQP nào đó ở học kỳ khác không theo lớp ban đầu. Em nên liên hệ với Khoa quản SV hoặc PĐT để được giải quyết. Khoa hoặc PĐT sẽ liên hệ với Trung tâm GDQP để hỏi nguyên nhân và đề nghị cấp bổ sung cho em. Thủ tục và thời gian sẽ báo cho em để em được biết.

23.  Trong học kỳ này, em có đăng ký một môn ngoài chương trình đào tạo của ngành em học, lỡ em thi không đậu môn đó thì em có phải học lại môn đó không?

       Trả lời:  Em có thể có nhu cầu học thêm một số môn học ngoài chương trình đào tạo của ngành em học, em được quyền đăng ký học. Nếu em có nhu cầu học thêm ngành thứ 2, em có thể làm đơn xin học cùng lúc 2 chương trình đạo tạo, ra trường nhận được 2 bằng tốt nghiệp với 2 ngành học.

Kết quả của môn học này tính vào điểm trung bình học kỳ. Do đó, có thể ảnh hưởng đến học bổng nếu em thi rớt.

- Nếu em thi đạt, số tín chỉ và điểm môn học này được tính vào số tín chỉ tích lũy và điểm trung bình tích lũy. Nếu em đạt điểm cao sẽ nâng phẩy của em lên và ngược lại. Điểm trung bình tích lũy quy ra xếp loại tốt nghiệp của em sau này.

- Nếu em thi rớt thì không phải học lại vì khi xét tốt nghiệp chỉ xét các môn trong chương trình đào tạo. Khi in bảng điểm tốt nghiệp, chỉ in các môn học đạt nên không in môn học này.

24.  Điểm Giáo dục quốc phòng và thể chất có tính vào điểm trung bình không?

-        Trả lời:  Điểm Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất không tính vào điểm trung bình chung cũng như số tín chỉ tích lũy. Sinh viên có thể làm đơn miễn thi nộp Phòng Đào tạo nếu sinh viên đã có chứng chỉ hoàn tất ở một trường đại học khác.

25.  Em đã làm đơn thay thế môn học và thi đạt, tại sao trong bảng điểm môn học đó vẫn chưa đạt?

        Trả lời:  Tất cả các môn học Sinh viên học đều được in trong bảng điểm. Với những môn học tương đương thì điểm lấy cao nhất trong các lần thi và in 1 dòng. Riêng các môn học làm đơn thay thế để xét tốt nghiệp sau này thì trong bảng điểm in toàn bộ.

26.  Điểm giảng viên công bố trên lớp và điểm trong bảng điểm không khớp nhau

        Trả lời:  Sinh viên liên hệ Giảng viên hoặc thư ký Khoa để xem lại bảng điểm gốc Giảng viên nộp. Phòng Đào tạo và Khoa sẽ phối hợp để giải quyết khiếu nại điểm cho sinh viên.

27.  Điểm học phần là 6.75 có làm tròn thành 6.8

       Trả lời:  Điểm học phần làm tròn 01 chữ số thập phân nên điểm học phần là 6.75 được làm tròn là 6.8.

28 Điểm trung bình chung là 6.495 có được tính là 6.50 hay không?

      Trả lời Điểm trung bình chung học kỳ, năm học, tích lũy làm tròn hai chữ số thập phân nên 6.495 làm tròn thành 6.50 nên điểm trung bình của em sẽ là 6.50.

Tương tự nếu điểm trung bình là 6.494 thì làm tròn thành 6.49.

       Trả lời:  

Một năm phòng Đào tạo tiến hành 4 đợt xét tốt nghiệp: tháng 3, 6 , 9, 12. Nếu em hoàn tất chương trình đào tạo vào cuối tháng 1 thì em sẽ được xét tốt nghiệp vào tháng 3, tương tự các trường hợp khác. Sau ngày họp xét tốt nghiệp cộng thêm 1 tuần để sinh viên hoàn tất học phí, nhà trường ký quyết định tốt nghiệp. Trong khoảng 2 tuần sau đó, phòng Đào tạo sẽ in giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và bảng điểm tốt nghiệp cho sinh viên. Như vậy dự kiến 3 tuần sau ngày họp xét tốt nghiệp, sinh viên sẽ đến nhận các giấy tờ trên tại Phòng Quan hệ công chúng và doanh nghiệp.

- Nếu sinh viên có nhu cầu cần in bảng điểm tốt nghiệp sớm thì có thể đăng ký in tại phòng Đào tạo và xin xác nhận đã hoàn tất chương trình học (sinh viên tự soạn mẫu đơn).

30.  SV học không đủ số tín chỉ có phải học thêm môn học khác để được tốt nghiệp không?

       Trả lời:  Các chương trình đạo tạo của các khóa sau thường có thay đổi so với khóa trước. Những môn học sinh viên chưa đạt có thể học tương đương với các môn học của khóa sau, có thể khác mã môn học, tên môn học và số tín chỉ (thường ít hơn). Tuy nhiên số tín chỉ ít hơn không yêu cầu sinh viên phải học bổ sung môn học khác. Do đó nếu sinh viên không tín lũy đủ số tín chỉ nhưng tín lũy đủ số môn học trong chương trình đào tạo thì đủ điều kiện tốt nghiệp.

31 Em khóa 2009, ĐTB toàn khóa 6.96 sao lại xếp loại trung bình.

       Trả lời Nếu em chưa tốt nghiệp thì xếp loại ĐTB của em áp dụng theo Điều 23 của Hướng dẫn 125. Khi tốt nghiệp xếp loại áp dụng theo Điều 28. Em xem trong Sổ tay sinh viên.

32. Sinh viên khóa 2012 hỏi về xếp loại tốt nghiệp

        Trả lời:  Khóa 2012 hệ ĐH sẽ tốt nghiệp vào năm 2016. Đến thời điểm này vẫn chưa có quy chế mới của Bộ. Theo quy chế 43 hiện đang áp dụng cho sinh viên chính quy thì xếp loại tốt nghiệp của khóa 2012 vẫn không thay đổi. Về điều kiện xét tốt nghiệp cho khóa 2012 trở đi hệ Đại học, em xem Hướng dẫn bổ sung số 757/ĐT ngày 3/9/2014.

33 Việc học cải thiện có ảnh hưởng đến xếp loại tốt nghiệp không?

       Trả lời Theo điều kiện xét tốt nghiệp thì chỉ có sinh viên xếp loại xuất sắc hoặc giỏi bị hạ bậc nếu số tín chỉ học lại vượt quá 5% tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo ngành học đó. Việc học cải thiện không phải là học lại nên không tính vào trường hợp trên. Sinh viên không hạn chế học cải thiện.   

34 Xếp loại tốt nghiệp khá có bị hạ bậc không?

        Trả lời:  Theo điều 28 hướng dẫn của trường về thực hiện Qui chế 43 của Bộ GD&ĐT, chỉ hạ bậc sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc và giỏi, nên tốt nghiệp loại khá không bị ảnh hưởng. 

35Xét tốt nghiệp loại khá có bị hạn chề về điều gì không? chẳng hạn như rới môn học.

        Trả lời Chỉ có sinh viên tốt nghiệp loại giỏi thì có thể bị hạ bậc xuống loại khá nếu số tín chỉ các môn học rớt vượt quá 5% tổng số tín chỉ của ngành. Các xếp loại khác không bị ảnh hưởng.

36. Em đã tích lũy đủ số tín chỉ và không vi phạm kỹ luật nhưng trong danh sách tốt nghiệp không có tên em?

       Trả lời:  Theo quy định tại Điều 27 về Điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp có ghi:
Tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo từ đầu khóa học. Do đó việc Sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ cũng có thể vẫn chưa đủ số học phần quy định nên không thể tốt nghiệp được.

     - Trong trường hợp Sinh viên đã tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo nhưng vẫn không có tên trong danh sách tốt nghiệp có thể do các môn học thay thế của sinh viên chưa được công nhận, Sinh viên liên hệ Phòng Đào tạo A1-201 (Cô Yến) để được giải quyết.

       - Sinh viên cũng nên kiểm tra lại tình trạng sinh viên của mình. Nếu đang tạm ngừng học vì lý do nào đó thì Sinh viên liên hệ Phòng Công tác học sinh sinh viên để biết lý do và hoàn tất thủ tục để được học tiếp. Sau đó Sinh viên liên hệ Phòng Đào tạo để xét tốt nghiệp bổ sung.

37 Em vừa hoàn tất chương trình học có được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời?

       Trả lời:  

- Khi sinh viên có đầy đủ điểm học kỳ và đã hoàn tất chương trình học, Sinh viên có thể làm đơn xin xác nhận đã "Hoàn tất chương trình học" và nộp tại Phòng Đào tạo để được xác nhận.

- Việc xét tốt nghiệp sẽ tiến hành định kỳ vào tháng 3, 9. Những trường hợp môn học kết thúc và có điểm sớm trong học kỳ, xét tốt nghiệp sẽ tiến hành vào tháng 6, 12. Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời sẽ phát sau ngày họp xét tốt nghiệp là 3 tuần. Sinh viên xem thông báo trên trang web Phòng Đào tạo để biết địa điểm và thời gian nhận.

38 Tại sao em tốt nghiệp loại giỏi bị hạ bậc tốt nghiệp loại khá?

       Trả lời Theo quy chế 43 của Bộ Giáo dục & Đào tạo áp dụng cho Đại học, Cao đẳng chính quy và theo hướng dẫn 125 của trường về hướng dẫn thực hiện quy chế, tại Điều 28 có ghi: Hạng tốt nghiệp của sinh viên có kết quả học tập toàn khóa loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

-        Có khối lượng các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;

-        Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (13)

  1.  Tại sao phải làm nghiên cứu khoa học?

       Trả lời:  Nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng rất lớn song song với đào tạo, NCKH gắn liền với năng lực giảng dạy của giảng viên và năng lực học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, các sản phẩm nghiên cứu khoa học còn là một trong những tiêu chí giúp nâng cao vị thế của bộ môn, Khoa và Nhà trường và là nền tảng cho các chương trình hợp tác và quan hệ quốc tế. Từ những định hướng đó, Nhà trường nói chung và Khoa, bộ môn nói riêng đã khuyến khích, động viên giảng viên và sinh viên tích cực tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Sự cộng tác giữa giảng viên-giảng viên, giảng viên-sinh viên trong các đề tài nghiên cứu không những giúp nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn tăng cường tinh thần đoàn kết nội bộ và sự thông hiểu giữa giảng viên và sinh viên.

2.SVcó được tham gia nghiên cứu khoa học không?

       Trả lời Sinh viên năm 2 bắt đầu được tham gia nghiên cứu khoa học hoặc tham gia học cách nghiên cứu khoa học của các nhóm nghiên cứu của sinh viên năm cuối để từ đó hình thành ý tưởng cũng như cách thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học.


3.SV áp ứng điều gì để tham gia nghiên cứu khoa học?

       Trả lời Sinh viên cần có niềm đam mê với ngành nghề, đam mê nghiên cứu khoa học và học lực phải đảm bảo loại khá trở lên để việc nghiên cứu khoa học không ảnh hưởng đến kết quả học tập.

  1. Khi nào bắt đầu đăng ký và thời gian để thực hiện đề tài?

        Trả lời: Đăng ký đề tài vào khoảng tháng 10, ký hợp đồng NCKH vào khoảng tháng 1 (theo thông báo cụ thể của Phòng QLKH&QHQT), thời gian làm đề tài là 1 học kỳ. Tuy nhiên trước khi đăng ký thì đề tài phải có giảng viên hướng dẫn.

  1. Qui trình đăng ký, xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên?

        Trả lời: Qui trình đăng ký, xét duyệt đề tài NCKH sinh viên được hướng dẫn cụ thể trên website của phòng QLKH&QHQT:  http://rmiro.hcmute.edu.vn/ArticleId/30f5c542-9f35-4668-90c7-bca75877569a/huong-dan-thuc-hien-va-quan-ly-de-tai-nckh-sinh-vien

  1. Trách nhiệm, quyền lợi của Sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học?

       Trả lời: Trách nhiệm và quyền lợi của sinh viên khi thực hiện đề tài NCKH được qui định tại website của phòng QLKH&QHQThttp://rmiro.hcmute.edu.vn/ArticleId/30f5c542-9f35-4668-90c7-bca75877569a/huong-dan-thuc-hien-va-quan-ly-de-tai-nckh-sinh-vien

  1. Các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên đạt kết quả nghiệm thu xuất sắc có thể tham gia các cuộc thi khác không?

       Trả lời: Các đề tài NCKH sinh viên đạt kết quả nghiệm thu xuất sắc có thể tham dự các cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp bộ (tài năng khoa học trẻ, …), cấp thành (Euréka,…) và các giải thưởng khác do các đoàn thể và công ty tổ chức (Holcim prize…).

  1. Sinh viên có ý tưởng nghiên cứu nhưng không biết phải bắt đầu hiện thực hóa nó như thế nào?

       Trả lời: Sinh viên có thể liên hệ với các thầy cô trong khoa có hướng nghiên cứu thích hợp với ý tưởng nghiên cứu của mình để nhờ tư vấn, xem xét tính khả thi của ý tưởng,  nhờ hướng dẫn triển khai ý tưởng thành đề tài NCKH và tiến hành đăng ký đề tài.

  1.  Làm sao có thể lọc ra được những tài liệu phù hợp cho đề tài của mình trong khối lượng tài liệu tham khảo khổng lồ?

        Trả lời: Hiện nay, với những công cụ tìm kiếm rất tiện ích trên mạng, sinh viên không còn phải lo lắng về việc thiếu tư liệu. Tuy nhiên, sinh viên phải đối mặt với vấn đề nan giải không kém: tài liệu nào là tài liệu sinh viên cần. Sinh viên cần xem xét lại đề tài của mình, dựa vào hướng và phương pháp nghiên cứu để lọc ra những tài liệu thật sự liên quan và cần thiết. Hoặc sinh viên có thể gặp trực tiếp GV hướng dẫn của mình và yêu cầu giúp đỡ.

10.  Hình thức trình bày báo cáo nghiệm thu đề tài?

        Trả lời: Để được nghiệm thu đề tài, sinh viên cần trình bày kết quả nghiên cứu dưới dạng một báo cáo tổng kết và một poster theo mẫu qui định của phòng Quản lý khoa học:http://rmiro.hcmute.edu.vn/ArticleId/8fc726f2-a3b2-401c-82b6-8c7ea51a91e3/bieu-mau-quan-ly-de-tai-nckh-sinh-vienSinh viên cũng sẽ trình bày kết quả nghiên cứu của mình trước hội đồng nghiệm thu đề tài.

11.  Nếu hết thời gian qui định mà đề tài vẫn chưa hoàn thành thì có được gia hạn không? Thủ tục như thế nào?

       Trả lời: Nếu hết thời gian qui định mà sinh viên vẫn chưa hoàn thành được đề tài nghiên cứu thì được phép gia hạn. Sinh viên cần làm đơn xin gia hạn đề tài theo mẫu, có xác nhận của GVHD và Trưởng khoa và nộp về Phòng QLKH & QHQT.

12.  Nếu không hoàn thành, sinh viên có được hủy đề tài không?

        Trả lời: Trong trường hợp không hoàn thành được đề tài, sinh viên có thể nộp đơn xin hủy đề tài (theo mẫu) có xác nhận của GVHD và Trưởng khoa về Phòng QLKH&QHQT. Tuy nhiên, sinh viên sẽ bị trừ điểm rèn luyện.

13 Khi tiến hành đăng ký nghiên cứu khoa học thì cần phải làm các thủ tục gì?

       Trả lời 

- Đầu tiên: Các bạn có thể liên hệ Giảng viên (thuộc Khoa, Trường hoặc bên ngoài trường) để tìm hiểu về những nội dung mình định thực hiện hoặc cần sự tư vấn của các thầy cô.

- Bước tiếp theo: đăng ký các biểu mẫu NCKH của sinh viên (form các biểu mẫu các em có thể download từ phòng Quản lý khoa học & QHQT)

- Tiếp theo: Gởi lại các biểu mẫu cho khoa, khoa tổng hợp và họp Hội đồng khoa học Khoa để xét duyệt đề tài.

- Sau khi có quyết định từ Phòng Quản lý khoa học & QHQT, các em có thể tiến hành thực hiện các nghiên cứu của đề tài.


HỖ TRỢ VIỆC LÀM, DOANH NGHIỆP (12)

  1. Em muốn tìm việc làm thêm, Trung tâm dịch vụ sinh viên có hỗ trợ được không.?

        Trả lời:  Trung tâm dịch vụ sinh viên luôn tìm kiếm và giới thiệu việc làm thêm cho các bạn SV miễn phí. Các bạn có thể đăng kí thông tin tại trung tâm hoặc theo dõi thông tin việc làm thêm trên trang Web, Facebook của Trung tâm để có công việc phù hợp cho bạn nhằm có thêm kinh phí đồng thời rèn kỹ năng thực tế.

- Web site : http://ssc.hcmute.edu.vn/

-Facebook: https://www.facebook.com/ttdichvusinhvien

  1. Em là sinh viên năm nhất vậy em có thể đi làm được không? Nếu đi làm có ảnh hưởng gì nhiều đến kết quả học tập của em không?

        Trả lời:  Bạn là sinh viên năm đầu mới vào có thể chưa quen với môi trường học tập mới ở bậc Đại Học, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu môi trường mới, tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm trong trường để rút ra kinh nghiện từ các anh chị những năm trước. Bạn đi làm để học hỏi thêm kinh nghiệm hoặc để trang trải việc học khi thật sự cần, bạn nên sắp xếp thời gian biểu hợp lý. Tốt nhất nên bắt đầu đi làm vào học kỳ II sau khi đã có thời gian biểu cụ thể. Bạn nhớ ưu tiên việc học là trên hết nhé.

  1. Em là sinh viên năm nhất em nuốn đi làm thêm nhưng không biết đi làm vào thời gian nào là phù hợp?

       Trả lời:  Thông thường đối với sinh viên năm nhất, học kỳ I các bạn sẽ học theo chương trình của nhà trường giao cho. Số tín chỉ trung bình thường từ 20-25 tín chỉ tùy theo nghành học do đó thời gian phân bố lịch học cố định và không tập trung. Nếu bạn có thời gian rảnh ngoài TKB có thể liên hệ TTDVSV để kiếm việc làm. Ngoài ra bạn có thể làm trong các dịp nghỉ lễ, nghỉ Tết, hè là thích hợp nhất.

  1. Cách sắp xếp thời gian học và đi làm để không ảnh hưởng việc học?

\       Trả lời:  Lý tưởng là: Bạn có thể sắp xếp tất cả lịch học vào buổi sáng để buổi chiều có thể làm thêm và tối có thời gian học bài. Thực tế thì rất khó. Bạn nên tìm công việc phù hợp với thời gian của mình. Không nên làm quá 8 – 10 tiếng/tuần. Có thể kết hợp với một bạn khác để cùng chia sẻ công việc nếu doanh nghiệp yêu cầu làm quá thời gian trên. Việc đi làm cũng có thêm kinh phí và kinh nghiệm thực tế nhưng nếu dành nhiều thời gian cho việc đi làm thì không thể đảm bảo việc học tốt.

  1. Em là sinh viên bạn muốn đi làm thêm vậy công việc nào là phù hợp với em?

        Trả lời:  Đa số các sinh viên đề muốn đi làm nhưng không định hướng được mình nên làm gì. Sau đây là một số công việc giúp bạn định hướng khi đi làm thêm:

- Làm gia sư.

- Phát tờ rơi.
-
 Phục vụ.

- Nhân viên bán hàng.

- Nhân viên thanh toán tiền.

- Nhân viên tạp vụ.

- Quảng cáo sản phẩm.

- Hiện nay trong trường có một số công việc phù hợp với các bạn, các bạn nên tìm hiểu tham gia: tư vấn, trợ lý giảng dạy, vệ sinh môi trường, lễ tân, nhập liệu,…

  1. Em xem thông tin tuyển dụng, người ta thường ghi ngành điện - điện tử. Như vậy ý nói đến ngành điện công nghiệp hay điện tử công nghiệp?.

        Trả lời:  

- Từ khóa 2010 trở về trước, Khoa Điện - Điện tử đào tạo 2 ngành: Kỹ thuật Điện - Điện tử và Điện công nghiệp (và một số ngành khác). Từ khóa 2011 trở về sau, Bộ GD&ĐT yêu cầu các ngành phải quy về danh mục ngành cấp IV của Bộ, nên ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử được đặt tên là Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông; ngành Điện công nghiệp được đặt tên là Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử (và em đang học ngành này).

-        Để xác định rõ tên ngành tuyển dụng nói về ngành nào, em nên tìm hiểu thêm thông tin về công ty. Ví dụ: công ty chuyên sản xuất các linh kiện điện tử hay truyền tải điện. Em hãy vào trang web Khoa Điện - Điện tử để nhờ các Thầy Cô là tư vấn viên của Khoa tư vấn thêm cho em nhé.

  1. Thầy/cô cho em hỏi trường mình có những hoạt động nào hỗ trợ sinh viên tìm việc làm ạ?

        Trả lời 

-        Nhà trường chính thức thành lập phòng Quan hệ Công chúng và doanh nghiệp từ tháng 9/2014 có nhiệm vụ tạo cơ hội để sinh viên tiếp xúc với doanh nghiệp, tìm được cơ hội nghề nghiệp phù hợp.

-        Hiện nay, phòng đang chủ trì tổ chức các hoạt động như sau:

-        Tổ chức Ngày hội việc làm hàng năm

-        Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức các chương trình Giao lưu, giới thiệu doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tuyển dụng trực tiếp sinh viên ngay tại trường: nhận hồ sơ, làm bài kiểm tra, phỏng vấn… ngay tại trường.

-        Cập nhật thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp trang web của Phòng QHCC&DNhttp://pr.hcmute.edu.vn/

-        Tổ chức tham quan, thực tập tại doanh nghiệp , tạo điều kiện để doanh nghiệp tuyển dụng những sinh viên có quan tâm tới doanh nghiệp và sinh viên có điều kiện trực tiếp tìm hiều môi trường làm việc của doanh nghiệp, không bỡ ngỡ sau khi ra trường

-        Giới thiệu việc làm cho các bạn sinh viên có kết quả học tập loại khá trở lên và các bạn có nhu cầu.

  1. Em thấy nhiều công ty đăng thông báo tuyển dụng  không nêu rõ cần những loại giấy tờ gì? Vậy thầy/cô có thể tư vấn cho em một bộ hồ sơ xin việc cần những gì không ạ?

        Trả lời:

-        Hồ sơ xin việc thực chất là bộ giấy tờ cần thiết nhất để giới thiệu bạn đến nhà tuyển dụng và chứng minh bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển. Câu hỏi này khi bạn gõ từ khóa tìm kiếm trên các trang công cụ như Google sẽ cho rất nhiều kết quả để bạn tham khảo.

-        Nhìn chung, một bộ hồ sơ cơ bản của một sinh viên mới ra trường, bạn nên chuẩn bị như sau:

1. Đơn xin việc bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (hoặc cả hai).

2. Sơ yếu lý lịch có dán ảnh  theo qui định của nhà nước và được  xác nhận của chính quyền  địa phương  nơi cư ngụ (tạm trú hoặc thường trú) , 

3.  CV  bằng tiếng Việt hay tiếng Anh tùy yêu cầu riêng của nhà tuyển dụng.

4. Giấy chứng nhận sức khỏe (của Bệnh viện hoặc Trung tâm y tế tương đương cấp quận/huyện trở lên).

5. Bằng cấp, đôi khi một số công ty yêu cầu bảng điểm (nếu bản sao cần có công chứng và phù hợp với vị trí tuyển dụng )

6.  Các chứng chỉ chuyên môn hoặc kỹ năng liên quan đến công việc ứng tuyển (nếu có)

7. Bản sao các giấy tờ khác như: Giấy CMND, hộ khẩu, …

-        Khi đã có kế hoạch tìm việc, bạn nên chuẩn bị sẵn một số bộ hồ sơ đầy đủ bằng giấy và file  để nhanh chóng nắm bắt được cơ hội nghề nghiệp tốt.

-        Lưu ý:

-        Các loại giấy tở trên sau khi đã hoàn tất bạn nên scan và lưu, gửi file cho các doanh nghiệp có tuyển dụng và phù hợp với ngành nghề, nguyện vọng của bạn.

-        Địa chỉ hộp thư của bạn (e-mail) nên sử dụng tên của bạn, nhà tuyển dụng dễ nhớ và dễ phân biệt.  Ví dụ  tên bạn là Nguyễn Văn Nam thì địa chỉ hộp thư nên là nam_nguyenvan@....  hoặc nguyenvan_nam@... hoặc nguyenvan_nam1989@...

  1. Các doanh nghiệp thường hỏi ứng viên vào cuối buổi phỏng vấn câu “Em có câu hỏi gì cho công  ty không”, thực sự em không biết nên hỏi câu gì, cô có thể cho em 1 lời khuyên không?

        Trả lời:

-        Có nhiều câu hỏi em có thể hỏi trong tình huống này, nhưng dù là em hỏi câu hỏi nào thì nó cũng phải xuất phát từ thực tâm và thực tế em muốn hỏi, công ty sẽ nhận thấy sự chân thành và sự quan tâm trong câu hỏi của em. Những câu hỏi em không nên hỏi là: các vấn đề khủng hoảng của công ty mà em đọc được trên báo chí, các vấn đề cá nhân của lãnh đạo mà bằng nhiều cách em có được thông tin.

-        Các câu nên hỏi là những câu nhằm tìm hiều rõ hơn về mục tiêu tuyển chọn và định hướng phát triển của công ty, thể hiện sự quyết tâm thực hiện mục tiêu và phát huy những ưu điểm, thế mạnh của bạn tại vị trí mà bạn ứng tuyển.

10Thưa cô, em đọc thông báo tuyển dụng thấy ghi: ứng viên nộp CV … cô cho em hỏi  CV là gì ạ? Cách trình bày CV như thế nào? CV có cần theo tiêu chuẩn nào không? Em có nên trang trí thêm cho CV để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng không?

        Trả lời:

-        CV là từ viết tắt của Curiculum Vitae, còn gọi là résumé, là một văn bản tóm tắt về bản nhân, quá trình học tập và liệt kê các kinh nghiệm làm việc. Thông thường, các nhà tuyển dụng xem xét CV đầu tiên trong quá trình chọn lọc hồ sơ ứng tuyển.

-        Thông thường, các sự kiện được liệt kê theo thứ tự thời gian (công việc ở thời điểm gần nhất được đặt lên trước, sau đó mới đến các công việc kế tiếp trong quá khứ). Tuy nhiên, có CV sắp xếp kinh nghiệm làm việc theo các chủ đề, ví dụ như sinh viên chưa có bề dày làm việc thì nên nhấn mạnh các nhóm kỹ năng học được qua các khóa học và đợt thực tập.

-        Một số Doanh nghiệp không yêu cầu viết CV theo mẫu thì em có thể dùng các mẫu phổ biến, download từ mạng Internet. Tuy nhiên, có một số Doanh nghiệp yêu cầu ứng viên sử dụng mẫu CV riêng, download từ địa chỉ Doanh nghiệp cung cấp.

-        CV cần trình bày rõ ràng, thống nhất và tập trung, nêu bật thông điệp “tôi có những khả năng phù hợp cho công việc, tôi là ứng viên phù hợp sáng giá nhất cho vị trí Doanh nghiệp cần”.

11. Em có nên “rải” CV theo như hướng dẫn từ các anh chị đi trước?

-        Hoàn toàn không. Mỗi vị trí, mỗi công việc cần những ứng viên có khả năng, đặc điểm khác nhau. Em nên đầu tư thời gian cho việc tìm hiểu kỹ vị trí công ty tuyển dụng mà em quan tâm nhất, phù hợp năng lực, sở trường, đam mê của em để nêu bật lên rằng em là người có những phẩm chất, khả năng công ty đang cần.

-        Hãy để doanh nghiệp nhận thấy mục tiêu nghề nghiệp của em phù hợp với mục tiêu tuyển chọn và phát triển của công ty

12. Làm sao em tiếp cận được với môi trường làm việc của doanh nghiệp khi còn ngồi trên ghế giảng đường, để không bỡ ngỡ khi bước vào quá trình đi làm thực thụ?

-        Hiện nay, các Doanh nghiệp hợp tác lâu dài với trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM rất quan tâm đến các bạn sinh viên. Các Doanh nghiệp thường cử các đại diện (trưởng phòng nhân sự hay tổ chức) về Trường, tập huấn, chia sẻ cho các bạn về các kỹ năng mềm (kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả, vv…). Để cập nhật thông tin về các khóa học, các chương trình giao lưu   các bạn vui lòng ‘like’ trang facebook của Phòng Quan hệ Công chúng và Doanh nghiệp tạihttps://www.facebook.com/QHCCDN.DHSPKT . Ngoài ra, các bạn có thể biết các thông tin tham quan, thực tập, tuyển dụng qua trang web http://pr.hcmute.edu.vn


SỨC KHỎE & BẢO HIỂM Y TẾ HỌC ĐƯỜNG (16)

  1. Thí sinh trúng tuyển đại học khi nhập học có phải khám sức khỏe bắt buộc không ạ?

        Thí sinh trúng tuyển đại học khi nhập học bắt buộc phải khám sức khỏe do trường tổ chức phối hợp với các bệnh viện tuyến quận huyện hoặc phòng khám đa khoa tương đương trở lên thực hiện khám và nhận xét, kết luận vào phiếu khám sức khỏe theo mẫu quy định. Phiếu khám sức khỏe được lưu lại trong hồ sơ sinh viên tại trường nơi sinh viên học.( Căn cứ theo điều 35 quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy)

-        Phí khám sức khỏe theo quy định hiện hành tại thời điểm khám.

  1. Điều kiện sức khỏe như thế nào thì sinh viên được miễm giảm môn giáo dục thể chất và quốc phòng phần thực hành?

-        Những Sinh viên hiện đang mắc các bệnh nặng nếu tập luyện với cường độ thông thường có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì sẽ được xem xét để miễn môn giáo dục thể chất và quốc phòng phần thực hành.

-         Cụ thể 1 số bệnh sau: Suy tim, suy thận, suy gan, tiểu đường tupe I, cao huyết áp, bệnh tim bẩm sinh, dị tật bẩm sinh, gù vẹo cột sống, teo cơ, biến dạng khớp, khiếm khuyết cơ quan vận động, suy giảm chức năng cơ quan vận động do tai nạn, bệnh ung thư các loại….

  1.  Hồ sơ xin xét miễm giảm môn giáo dục thể chất và quốc phòng phần thực hành bao gồm những gì?

-        Đơn xin miễm môn giáo dục thể chất và quốc phòng (có xác nhận của Trưởng trạm y tế trường, xét duyệt của phòng Đào tạo)

-        Giấy chứng nhận tình trạng sức khỏe hoặc (Giấy ra viện, Giấy chứng thương, Giấy giám định y khoa, Sổ khám bệnh, đơn thuốc…) của Bệnh viện đa khoa hoặc Phòng khám đa khoa từ cấp huyện (hoặc tương đương) trở lên có ký đóng dấu đầy đủ. (bản pho tô).

-        Sinh viên đến P.1 Trạm y tế xác nhận và chuyển đơn lên phòng Đào tạo theo hướng dẫn để được xem xét.

  1.  Sinh viên khi đang học, đang thi ở trường bị bệnh cần phải làm gì?

-        Sinh viên cần báo với Thầy, Cô phụ trách lớp về tình hình bệnh của mình và nhờ Thầy, Cô các bạn giúp đỡ đưa về trạm y tế để được khám và điều trị sơ cứu, cấp cứu kịp thời. Tùy tình trạng bệnh các em sẽ được điều trị theo dõi tại trạm y tế trong ngày hoặc hướng dẫn chuyển tuyến trên theo quy định, hoặc được cấp thuốc điều trị ban đầu trong 03 ngày .

  1.  Sinh viên được nghỉ học, nghỉ thi vì lý do bệnh trong các trường hợp bệnh như thế nào ?

-        Sinh viên được nghỉ học, nghỉ thi trong các trường hợp bệnh sau: Tất cả các trường hợp cấp cứu, nằm viện, phẫu thuật, tai nạn, bệnh cấp tính, bệnh truyền nhiễm, bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng để thi hoặc học… tùy tình hình cụ thể.

-        Để được nghỉ học sinh viên cần phải có: giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận phẫu thuật, sổ khám bệnh, toa thuốc của cơ quan y tế có tư cách pháp nhân ký, đóng dấu xác nhận. Sinh viên được nghỉ đúng số ngày theo thời gian điều trị ghi trên giấy.

  1.  Để phòng ngừa tai nạn thương tích khi thực tập nhà xưởng, phòng thí nghiệm, khi tập luyện thể dục thể thao sinh viên cần lưu ý các điểm sau:

-        Đọc kỹ và thực hiện đúng nội quy, quy định của từng môn học.

-        Thực hiện đúng các qui tắc an toàn về điện, an toàn cháy nổ, quy tắc vận hành sử dụng  máy móc.

-        Khi tập luyện thể thao phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của Thầy, huấn luyện viên, khởi động kỹ các bài tập

-        Tình trạng sức khỏe bất thường phải báo ngay với Thầy, Cô và bạn bè để được nghỉ và hỗ trợ kịp thời.

-        Tham gia đầy đủ Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm con người kết hợp để được hưởng quyền lợi tối đa khi xảy ra rủi ro do tai nạn khi thực tập nhà xưởng, phòng thí nghiệm, khi tập luyện thể dục thể thao .

  1. Bệnh truyền  nhiễm hay gặp ở trường đại học là những bệnh nào?

-        Bệnh sốt xuất huyết, bệnh cúm A, bệnh thủy đậu, bệnh quai bị, bệnh sởi, bệnh rubella, bệnh viêm đường hô hấp cấp do nhiễm siêu vi, bệnh nhiễm trùng- nhiễm độc thức ăn, bệnh tiêu chảy cấp….

-        Để phòng ngừa các bệnh trên sinh viên có thể chích ngừa bằng các loại vắc xin đặc hiệu có trên thị trường tại các Trung tâm y tế dự phòng hoặc các Bệnh viện, Trạm y tế gần nơi cư trú.(Bảo hiểm không chi trả chi phí )

  1. Sinh viên có phải đóng Bảo hiểm y tế bắt buộc không ạ?

-        Học sinh sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đều phải có trách nhiệm đóng Bảo hiểm y tế theo quy định của luật bảo hiểm y tế, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Ngoại trừ các trường hợp: Sinh viên thuộc diện nghèo, cận nghèo, thân nhân người có công, thân nhân lực lượng vũ trang đã được cấp thẻ BHYT tại địa phương (Cần phô tô thẻ BHYT còn giá trị sử dụng nộp về trạm y tế trường để tổng hợp báo cáo với cơ quan BHYT theo diện BHYT diện khác)

  1.  Sinh viên đang học tại trường không tham gia bảo hiểm y tế có bị kỷ luật không?

-        Sinh viên đang học tại trường không tham gia bảo hiểm y tế, tức không thực hiện nghĩa vụ theo quy định của luật Bảo hiểm y tế tại trường, sẽ bị trừ điểm rèn luyện theo quy định về việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên.

10.  Thời gian đóng bảo hiểm y tế của sinh viên theo năm học bắt đầu từ khi nào? Mức phí phải đóng là bao nhiêu ?

-        Thời gian đóng bảo hiểm y tế của sinh viên theo năm học, bắt đầu từ ngày 17 tháng 8 đến  17 tháng 9. Để thẻ bảo hiểm được liên tục về thời gian và quyền lợi thì sinh viên phải đóng đợt thu này.

-        Mức phí đóng Bảo hiểm y tế của sinh viên năm 2015 là: 4,5% mức lương tối thiểu chung/ 12 tháng. Sinh viên được nhà nước hỗ trợ 30%, còn lại HSSV phải đóng 70%. Số tiền phải đóng là: 435.000 đồng/1 năm.

-        Thẻ bảo hiểm có hiệu lực 1 năm từ ngày 01 tháng 10 cho đến 30 tháng 9 hàng năm. (Những sinh viên không đóng bảo hiểm theo thời gian quy định sẽ tiếp tục đóng vào đợt thu sau, nhưng sẽ bị thiệt về thời gian)

11.  Quyền lợi của sinh viên khi tham gia BHYT?

-        Theo quy định của luật BHYT

-        HSSV được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các bệnh viện quận, huyện và tương đương theo danh sách của cơ quan BHXH cung cấp theo hăng năm.

-        Được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường tư nguồn kinh phí của BHYT .

-        Được thanh toán 100%  chi phí KCB  nếu tổng chi phí khám chữa bệnh 1 lần thấp hơn 15% mức lương tối thiểu.

-        Được thanh toán 80%  chi phí KCB  nếu KCB đúng theo quy định. Kể cả khi thực hiện KCB có dịch vụ kỹ thuật cao có chi phí lớn( nhưng không quá 40 tháng lương tối thiểu cho 1 lần sử dụng dịch vụ)

-        Các trường hợp tham gia BHYT liên tục từ 36 tháng trở lên sẽ được quỹ BHYT thanh toán 80% của 50% thuốc điều trị ung thư thuốc chống thải ghép ngoài DM quy định của Bộ y tế.

-        Trường hợp cấp cứu được khám và điều trị ở bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào có hợp đồng khám chữa bệnh với BHXH TP.HCM. Nhưng trước khi ra viện phải trình thẻ y tế để được hưởng 80% theo quy định.

-        Các trường hợp đi khám không đúng cơ sở khám chữa bệnh, có trình thẻ  BHYT  thì được hưởng quyền lợi theo hạng bệnh viện:

          + Được thanh toán 70 % chi phí KCB tại các BV hạng III

          + Được thanh toán 50 % chi phí KCB tại các BV hạng II

          + Được thanh toán 30 % chi phí KCB tại các BV hạng I và hang đặc biệt.

-         Các trường hợp đi KCB ở các cơ sở y tế không đăng ký  hợp đồng KCB với  BHXH mà không trình thẻ BHYT thì được thanh toán theo thực tế nhưng mức tối đa không vượt quá quy định của thông tư liên tịch 09/2009 TTLT- BYT-BTC.

12 Các trường hợp không được hưởng BHYT?

  1. Chi phí trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước chi trả.
  2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng , an dưỡng.
  3. Khám sức khỏe.
  4. Xét nghiệm chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
  5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
  6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
  7. Các dịch vụ tiêm phòng bệnh.
  8. Điều trị: lác, cận thị, tật khúc xạ của mắt.
  9. Vật tư y tế thay thế bao gồm; chân tay giả, mắt giả, răng giả, máy trợ thính, mắt kính, phương tiện trợ giúp vân động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
  10. Khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thảm họa.
  11. Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp nghiện ma túy, nghiện rượu, hoặc chất gây nghiện khác.
  12. Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tổn thương về thể chất tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra.
  13. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
  14. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

13.   Sinh viên tham gia thêm Bảo hiểm kết hợp con người (mức đóng 100.000 đồng /1năm) được hưởng quyền lợi như thế nào?

-        Sinh viên được hưởng Bảo hiểm tai nạn 24/24 h. (Trường hợp tử vong: trả tối đa 20 triệu đồng/người/vụ. Thương tật do tai nạn: trả theo tỷ lệ thương tật quy định tại bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm ứng với STBH.

-        Được hỗ trợ nằm viện điều trị nội trú: do ốm đau , bệnh tật, tai nạn được trợ cấp tối đa 100.000 đồng/ ngày. Nhưng không quá 60 ngày/1 năm.

14.  Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm bao gồm những gì?

-        Thẻ bảo hiểm còn giá trị bảo hiểm.

-        Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm theo mẫu.

-        Các chứng từ y tế liên quan đến điều trị bệnh, tai nạn (Giấy ra viện, giấy chứng nhận phẫu thuật, toa thuốc, bản kê chi phí nằm viện, biên lai thu tiền viện phí ) có ký đóng dấu đầy đủ.

-        Biên bản tai nạn (trong các trường hợp tai nạn phức tạp)

-        Giấy chứng tử ( trường hợp chết).

-        Giấy tờ khác tùy từng trường hợp cụ thể.

  • Các trường hợp làm hồ sơ yêu cầu trả tiền Bảo hiểm con người kết hợp sinh viên đến P.1 Trạm y tế vào sáng thứ 5 hàng tuần để được hướng dẫn và tư vấn trực tiếp ghi từng hồ sơ.
  • Trường hợp làm hồ sơ thanh toán BHYT sinh viên đến trực tiếp cơ quan BHXH- TP. HCM

 theo Đ/C: 117 C Nguyễn đình Chính, P.15, Q. Phú nhuận. Để làm và nộp hồ sơ trực tiếp cho BHYT.

15.  Sinh viên chích ngừa dại do súc vật cắn có được hưởng BHYT không ạ? Muốn được hưởng quyền lợi này Em cần tham gia loại Bảo hiểm gì ở trường ?

-        Sinh viên chích ngừa dại do súc vật cắn không được hưởng BHYT. Tất cả các loại chích ngừa dịch vụ BHYT không chi trả.

-        Muốn được hưởng thêm quyền lợi khi chích ngừa bệnh dại do súc vật cắn sinh viên phải tham gia Bảo hiểm con người kết hợp. Mức đóng 100.000 đồng/1 năm. Trong đó có bao gồm quyền lợi này và các quyền lợi tai nạn, nằm viện, phẫu thuật….

16.   Thẻ bảo hiểm bị mất, hư, sai,… thì sinh viên phải làm gì? Đến đâu để liên hệ làm lại?

-        Sinh viên đến P.3 Trạm y tế trường để được hướng dẫn làm hồ sơ cấp lại thẻ. Khi đi mang theo thẻ BHYT, CMND (phô tô có công chứng). Đóng lệ phí theo quy định hiện hành.


Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *
 
TIỆN ÍCH

 

 


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU- ỨNG DỤNG
           KỸ THUẬT XÂY DỰNG

 

                  

 

Copyright © 2013, Khoa Xây dựng - Trường Đại Học Sư phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 01 Đường Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: (+84 - 8) 38972092 - 0837727679                 Zalo:

E-mail: fce@hcmute.edu.vn  Fanpage: https://www.facebook.com/khoaxaydungHCMUTE

Truy cập tháng:22,381

Tổng truy cập:55,709