TƯ VẤN SINH VIÊN


           
 
Chủ đề năm học 2024-2025: "ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC & HỘI NHẬP TOÀN CẦU" 
Tác giả :

 

Ngày 24 tháng 06 năm 2023, Chi bộ 11 đã tổ chức về nguồn, thăm Di Tích Lịch Sử – Văn Hóa Cách Mạng Cấp Quốc Gia Đình Phong Phú tại đường Đình Phong Phú, phường Tăng Nhơn Phú B, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

Tại đây, Cán bộ, Đảng viên chi bộ 11 đã tổ chức dâng hương đình thần và dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Đoàn công tác cũng được cán bộ quản lý khu di tích hướng dẫn tham quan Nhà truyền thống và Căn hầm bí mật đã nuôi giấu cán bộ cách mạng qua các thời kỳ.

 

 

Đoàn đã có khoảng thời gian tham quan, tìm hiểu và được cán bộ quản lý khu di tích thuyết trình, tường thuật, giải thích qua đó có thể hiểu biết nhiều hơn và càng trân quý hơn truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc.

 

 

Một số thông tin thêm về Di Tích Lịch Sử – Văn Hóa Cách Mạng Cấp Quốc Gia Đình Phong Phú (nguồn: TRUNG TÂM VĂN HÓA TP. THỦ ĐỨC):

 

Đình Phong Phú, di tích lịch sử – văn hóa cách mạng cấp Quốc gia, là địa chỉ tâm linh mang nét đẹp hàng trăm năm tuổi. Đình tọa lạc trên khu đất 4,2ha, tại khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức. Đình thu hút người dân địa phương và các tỉnh lân cận đến tưởng nhớ các bậc tiền nhân mở cõi. Ngoài những giá trị kiến trúc và tâm linh, đình còn là di tích lịch sử cách mạng.

 

 

Đình Phong Phú được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, khi thôn Phong Phú có tên trong tổng An Thủy, hạt Sài Gòn năm 1880. Đình đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, mặc dù vậy các cụ trong hội đình luôn giữ được liên lạc với cách mạng và đã có nhiều đóng góp suốt hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Năm 1993, đình Phong Phú được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa – cách mạng và được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đình được xếp hạng là di tích lịch sử – cách mạng vì ở góc vườn, có một cái hầm bí mật để giấu cán bộ cách mạng. Thời chiến tranh, Ngụy triều từng cho cảnh sát đến lục soát, bắt giam cả Ban quý tế để tra khảo nhưng các cụ nhất quyết không khai. Trong số nghĩa quân được Thành hoàng làng Phong Phú che chở, Ban quý tế cưu mang khi ấy, sau có người làm đến chức Thái Sư bản triều. Thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) đình Phong Phú là nơi tập trung quân, nơi dừng chân của cán bộ cách mạng vùng Thủ Đức. Đình còn là nơi cung cấp tiền bạc, lương thực, thuốc men, dầu hôi… thường xuyên cho cán bộ cách mạng. Năm 1960, toàn bộ hội đình bị bắt vì bị tình nghi có tiếp tế và quan hệ với cách mạng. Ở trong tù, mặc dù bị tra khảo, các cụ cương quyết không khai. Khi ra tù, các cụ lại tiếp tục con đường ủng hộ cách mạng. Trải qua hai cuộc kháng chiến vệ quốc, nhiều lần bị tổn thương vì bom đạn, đình Phong Phú vẫn an nhiên cùng thời gian. Kiến trúc của ngôi đình được bố trí cân đối, hài hòa với không gian ngoại cảnh. Đình Phong Phú có hai lớp cổng. Lớp thứ nhất có hai cửa tả – hữu, ở giữa tạc bia Ông Hổ. Lớp cổng thứ hai xây theo kiểu tam quan, chính giữa là tượng Bạch Mã. Sau tam quan là bàn thờ Thần Nông và hòn non bộ. Hai bên hòn non bộ có miếu Ngũ Hành Nương Nương và tượng Ông Hổ. Võ ca được đặt chính giữa đối diện với chính điện. Theo trục dọc công trình, chính giữa có tiền điện, chánh điện, nhà túc, nhà bếp. Hai bên chính điện là nhà truyền thống và nhà rửa rau quả. Trên nóc mặt tiền có trang trí lưỡng long tranh châu cẩn mảnh sành nhiều màu. Các họa tiết trang trí vẫn là những đề tài quen thuộc ở các đình miền Nam như: long, lân, quy, phụng, bát tiên, cá hóa long. Nét đặc biệt của đình Phong Phú là thờ tượng tròn mà hầu hết các đình khác trong TP.HCM không có. Trong đình, tất cả các bức hoành phi, câu đối đều được sơn son thiếp vàng rực rỡ. Điểm đặc biệt của ngôi đình là bàn thờ lộ thiên được đặt phía trước miếu Ngũ Hành Nương Nương. Thời kháng chiến, nơi đây dùng thắp nhang làm ám hiệu khi có quân địch xuất hiện. Vào ngày mùng Một, Rằm và lễ Kỳ Yên, người đến viếng đình rất đông, nhiều nhóm học sinh đến tìm hiểu giá trị lịch sử và kiến trúc của đình. Lễ Kỳ Yên, còn là lễ cầu an, tế Thành Hoàng lớn nhất trong năm của những ngôi đình thần ở Nam bộ. Đây cũng là lễ chính của đình Phong Phú, diễn ra vào ngày 14 đến 16/11 Âm lịch thường niên. Nếp sinh hoạt văn hóa này có từ rất lâu và hằng năm, cứ đến dịp lễ, hàng nghìn người dân địa phương nô nức đến đình. Mọi người thắp nén hương thành kính cầu an và tưởng nhớ đến những chiến sĩ cách mạng từng trú ngụ nơi này…

 
Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *
 
TIỆN ÍCH

 

 


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU- ỨNG DỤNG
           KỸ THUẬT XÂY DỰNG

 

                  

 

Copyright © 2013, Khoa Xây dựng - Trường Đại Học Sư phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 01 Đường Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: (+84 - 8) 38972092 - 0837727679                 Zalo:

E-mail: fce@hcmute.edu.vn  Fanpage: https://www.facebook.com/khoaxaydungHCMUTE

Truy cập tháng:22,077

Tổng truy cập:55,405